Xin giảm tội cho quan chức
Chồng đang trong trại tạm giam chờ ngày đưa ra xét xử, nhà cửa bị phá nát, con cái nheo nhóc. Trong hoàn cảnh như vậy nhưng vợ của ông Vươn, ông Quý vẫn quan tâm đến ông Nguyễn Văn Khanh.
Bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Đoàn Văn Vươn) và bà Phạm Thị Hiền (vợ ông Đoàn Văn Quý) đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng trung ương và TP.Hải Phòng đề nghị xem xét, giảm mức kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Khanh - Phó Chủ tịch huyện Tiên Lãng - liên quan đến vụ cưỡng chế đầm tôm. Gia đình ông Vươn cho rằng mức kỷ luật cách chức ông Khanh là quá nặng.
Chồng đang trong trại tạm giam chờ ngày đưa ra xét xử, nhà cửa bị phá nát, con cái nheo nhóc. Trong hoàn cảnh như vậy nhưng vợ của ông Vươn, ông Quý vẫn quan tâm đến ông Nguyễn Văn Khanh. Không chỉ gia đình ông Vươn, Liên chi hội NTTS huyện Tiên Lãng cũng đã đề nghị UBND TP.Hải Phòng xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật vì ông Khanh chỉ làm theo chỉ đạo của UBND huyện.
Có lẽ đây là trường hợp hiếm hoi, dân xin giảm tội cho quan chức. Vì sao vậy? Lẽ thường, có thể một vị quan chức nào đó do vô tình hay cố ý không biết được lòng dân nhưng những người trong cuộc của vụ Tiên Lãng và người dân ở đây biết rõ lòng quan chức. Mà ở đâu cũng thế, quan chức nào thanh liêm một lòng vì dân vì nước, quan chức nào tham nhũng chỉ biết vun vén cho bản thân dân đều biết rất rõ. Có những người lên diễn đàn này nọ hô khẩu hiệu suốt ngày, nhưng dân không tin là vì dân thừa hiểu lời nói đó không đi đôi với việc làm.
Đối với trường hợp ông Nguyễn Văn Khanh, mặc dù bị án kỷ luật rất nặng, nhưng ông vẫn còn được dân tin, đó là điều mà ông có thể được an ủi. Ngược lại, có những người không bị ai cách chức, kỷ luật, nhưng dân không hề tin họ, những vị quan này luôn sống trong nỗi bất an vì chính họ hiểu được rằng dân rất chán ghét họ. Những người làm quan chức nên nhìn vào gương ông Hiền – nguyên Chủ tịch huyện Tiên Lãng và ông Khanh để sửa đổi bản thân. Tại sao dân không xin cho ông Hiền mà xin cho ông Khanh, mặc dù ông Khanh là trưởng đoàn cưỡng chế?
Một điều khác mà các quan chức cũng cần phải học, đó là khi đã thấy việc không có lợi cho dân hoặc hại dân thì phải chống lại và càng không nhúng tay vào để trở thành tòng phạm. Trong vụ Tiên Lãng, ông Khanh từng phản đối cưỡng chế, nhưng ông lại sợ hãi quyền lực, sợ mất chức nên không dám đấu tranh bảo vệ dân tới cùng, ông đã không đủ dũng khí để đứng ngoài cuộc. Cho nên, xét cho thấu lý đạt tình, ông cũng không xứng đáng.
Có lẽ đây là trường hợp hiếm hoi, dân xin giảm tội cho quan chức. Vì sao vậy? Lẽ thường, có thể một vị quan chức nào đó do vô tình hay cố ý không biết được lòng dân nhưng những người trong cuộc của vụ Tiên Lãng và người dân ở đây biết rõ lòng quan chức. Mà ở đâu cũng thế, quan chức nào thanh liêm một lòng vì dân vì nước, quan chức nào tham nhũng chỉ biết vun vén cho bản thân dân đều biết rất rõ. Có những người lên diễn đàn này nọ hô khẩu hiệu suốt ngày, nhưng dân không tin là vì dân thừa hiểu lời nói đó không đi đôi với việc làm.
Đối với trường hợp ông Nguyễn Văn Khanh, mặc dù bị án kỷ luật rất nặng, nhưng ông vẫn còn được dân tin, đó là điều mà ông có thể được an ủi. Ngược lại, có những người không bị ai cách chức, kỷ luật, nhưng dân không hề tin họ, những vị quan này luôn sống trong nỗi bất an vì chính họ hiểu được rằng dân rất chán ghét họ. Những người làm quan chức nên nhìn vào gương ông Hiền – nguyên Chủ tịch huyện Tiên Lãng và ông Khanh để sửa đổi bản thân. Tại sao dân không xin cho ông Hiền mà xin cho ông Khanh, mặc dù ông Khanh là trưởng đoàn cưỡng chế?
Một điều khác mà các quan chức cũng cần phải học, đó là khi đã thấy việc không có lợi cho dân hoặc hại dân thì phải chống lại và càng không nhúng tay vào để trở thành tòng phạm. Trong vụ Tiên Lãng, ông Khanh từng phản đối cưỡng chế, nhưng ông lại sợ hãi quyền lực, sợ mất chức nên không dám đấu tranh bảo vệ dân tới cùng, ông đã không đủ dũng khí để đứng ngoài cuộc. Cho nên, xét cho thấu lý đạt tình, ông cũng không xứng đáng.
Theo Lê Thanh Phong
Lao Động