Vụ dỡ đình cổ lấy gỗ sưa đem bán: Chính quyền lo một, dân lo mười
(Dân trí) - Càng biết thêm thông tin về vụ việc dỡ mái đình lấy gỗ sưa đem bán tại thôn Cựu Quán (Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội) dư luận càng đi từ ngỡ ngàng tới bất ngờ, bởi cái sự “vô tư” tới liều lĩnh, bất chấp hậu quả của những người trong cuộc.
“Vô tư”?
Có lẽ cùng chung “chí hướng” với 6 cán bộ thôn đã bán 4 thanh gỗ sưa ở mái vảy đình thôn Cựu Quán lấy 1,2 tỷ đồng và đem 700 triệu đồng đi gửi tiết kiệm, một số ý kiến vẫn cố biện giải cho việc làm bị cả những người dân địa phương lẫn cộng đồng lên án này. Để rộng đường dư luận, chúng tôi trích đưa lên đây:
“Vô lý! Nếu bài báo là vô tư và đúng sự việc, thì tôi nghĩ:
+ 4 thanh gỗ bán được 1 tỷ 2 -> Dư làm lại mái khác đẹp hơn (quan trọng gì cứ gỗ sưa mới làm mái được?)
+ Bảo tồn! Sao không bảo tồn ở những nơi cần bảo tồn kia kìa....?
+ Tựu trung lại là “GATO” thôi!” - Trần Như Hưng: hungtranbmt@gmail.com
“Giữ lại chút gỗ đó làm gì? Đang được giá bán đi mà lo việc khác, để đấy ai biết là gỗ sưa chứ?” - Nguyen Manh Cuong: manhcuongts@gmail.com
“Hãy nhìn nhận vấn đề đơn giản hơn, vì họ chỉ bán "4 thanh gỗ mái đình làng" thôi mà. Quan trọng ngôi đình này có giá trị văn hóa, lịch sử ở tầm vóc nào? Nếu sự việc này được sự đồng thuận của nhân dân thì cũng nên ...bán. Vì 4 thanh gỗ trọng lượng có 127,5kg mà được 1,2 tỷ đồng thì tốt quá. Hãy mang ra so sánh giá trị vật chất và giá trị văn hóa của 4 thanh gỗ thì mới thấy được việc: "nên bán" hay "không nên bán"? Vài năm nữa chắc cũng chẳng ai mua gỗ sưa nữa đâu, lúc đó lại tiếc. Nhưng dù sao việc bán gỗ mái đình làng vẫn thấy nó thế nào ấy. (Việc này cũng không nên làm rùm beng làm gì vì 1,2 tỉ đồng cũng rất có giá trị nếu sử dụng cho an sinh xã hội hoặc cơ sở hạ tầng đối với một làng đấy)” - Nguyễn Văn Bằng: bangvannguyen@gmail.com
“(Có những bạn đọc) đòi trảm là trảm thế nào? Làm ở thôn lương chỉ 500.000đ/tháng. Có cơ hội kiếm vài trăm thì có nghĩa lý gì mà trảm? Quan to 50 triệu/tháng, biệt thự, ôtô... mấy ngàn tỷ không trảm, cứ đòi trảm mấy con tép là sao?” - Tan: tancdcn@yahoo.com
Cảnh báoVâng, cái kiểu cách nói lấy được rồi không được thì lại tìm cách đổ lỗi cho người khác hoặc so sánh ngược: đầy người xấu sao riêng ta phải tốt?... đúng là... quá “cùn”! Nhưng lẽ phải vẫn luôn được bảo vệ, mà với sự việc này là qua những phân tích hợp tình, hợp lý của rất nhiều bạn đọc Dân trí:
“Có một số người đánh giá sự việc rất đơn giản và thiển cận. Giá trị lịch sử và tâm linh không thể tính bằng tiền. Vậy nếu có người đến mua bài vị tổ tiên mà được giá thì cũng có thể bán sao? Những người làm việc này không những bị xã hội, công lý lên án mà đến đời con cháu họ còn phải mang nợ. Đó mới là những người đáng thương!” - Lương Huy: huyluong.pr@gmail.com
“Hành động dỡ mái đình bán dù mục đích gì thì cũng là quá giới hạn của đạo đức con người . Không hiểu tại sao vẫn có nhiều người xem là chuyện bình thường được? Rồi lại còn biện bạch là bán đi xây mấy cái mái mới.... Nói như vậy hãy phá hết phố cổ đi xây cao ốc cho rồi? Đúng là tư duy vậy nên mới có chuyện này!” – Tam Nguyen: tamhoasy@yahoo.com
“Mình không nghĩ người lớn tuổi rồi mà còn tham của những nơi linh thiêng như vậy?” - Thao: thaoho_89@yahoo.com
“Họ thật liều lĩnh! Các cụ xưa đã nói: "Của Bụt mất một đền mười, Bụt vẫn còn cười Bụt chẳng nhận cho". Không dễ gì ở đâu cũng có đình lâu đời như vậy, cần tôn trọng và giữ gìn để thê hệ mai sau còn có được, và trước mắt nhân dân được hưởng nét đẹp truyền thống văn hoá. Cũng cần xử lý nghiêm những người vi phạm” – Nguyen Nhat Chin: hccbtp@gmail.com
“Làm cán bộ thôn, cán bộ văn hóa, đại diện người cao tuổi mà sao có cách suy nghĩ ngắn vậy? Để phúc phận cho gia đình và con cháu sau này với!” – Nguoi xa xu: dangthihuang84@gmail.com
Và lại xuất hiện những câu hỏi nghi vấn song song với những “đánh động” từ cộng đồng có lẽ cũng đáng lưu ý với các ngành chức năng:
“Nhà chùa Thích Diệu Bàn ở đâu ta?” - Trịnh Xuân Đát: datxuantrinh@gmail.com
“Theo như tôi biết qua hơn chục năm làm tượng Phật ở những chốn tâm linh, thì người tốt và có tâm ở nhưng nơi này ít lắm. Đa phần là buôn thần bán thánh mà thôi!!!” - Tran Duc: votudi111@yahoo.com
“Mấy ông này ở làng tôi cũng... bình thường mà. Giờ là như thế, các bạn ạ!” - Tran Van Huyen: huytran7745@yahoo.com.vn
“Đây là đồ ăn cắp, vậy phải truy ra những đối tượng nào tiêu thụ đồ ăn cắp chứ. Chắc không phải “con ông cháu cha” của mấy cán bộ to mua đó chứ? Sao không thấy nhắc tới những đối tượng tiêu thụ đồ ăn cắp nhỉ?...” - T: hoangnhung@gmail.com
Nỗi âu lo, quan ngại của cộng đồng không chỉ dừng lại ở một vài vụ việc, mà sâu xa hơn là những hậu quả khôn lường đang dần hiện hữu!!!
Khánh Tùng