Việt phủ Thành Chương, chuyện có nên… ầm ĩ?

(Dân trí) - Hai luồng quan điểm chính của dư luận với số phận của Việt phủ vẫn rất đối nghịch, sau khi có thêm những thông tin qua bài trả lời phỏng vấn của họa sĩ Thành Chương. Song nhìn chung, không ai muốn (hoặc nỡ để) một công trình có tiếng như thế bị phá bỏ.

Việt phủ Thành Chương (ảnh: báo Đất Việt)
 
Việt phủ Thành Chương (ảnh: báo Đất Việt)
 

Vẫn chuyện “thường ngày ở huyện”
 

Rất nhiều người vẫn xoáy vào điểm cốt lõi của vấn đề chuyện… có lẽ “chẳng có gì mà ầm ĩ” liên quan tới khu nhà của ca sĩ Mỹ Linh và Việt phủ Thành Chương, bởi thông tin và hình ảnh về các công trình đó đâu phải vừa xuất hiện ngày một ngày hai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chuyện ai cũng biết, lẽ nào các vị giới chức hữu quan… bây giờ mới biết “sai phạm”??? Đúng là vẫn cách làm việc “kiểu VN” khi những việc như vậy đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”.

 

“+ Vấn đề 1: Không hiểu sao xây dựng bao nhiêu năm rồi giờ mới phát hiện sai phạm và đưa ra mổ xẻ?

 

+ Vấn đề 2: Những ai đã từng đến Việt Phủ mới thấy được họa sĩ Thành Chương đã phải bỏ ra số tài sản để hoàn thành Việt Phủ lớn thế nào, cũng như phải tốn kém để duy trì nó ra sao. Việc thu vé để duy trì, bảo vệ, phát triển Việt phủ cũng là hết sức bình thường, tôi thấy đâu có gì là khó hiểu.

 

+ Vấn đề 3: Sự việc này nói lên thực trạng quản lý, không thể trách riêng người dân được. Đây cũng là bài học cho chính mỗi cá nhân chúng ta nên nâng cao nhận thức, tìm hiểu nhiều hơn về luật trong cuộc sống để tránh gặp phiền phức” -  Hà Hải Vân:  hathihivan84@gmail.com

 

“Tôi đã đến Việt phủ, quả thật khâm phục gia chủ. Xin mọi người đừng băn khoăn gì về việc bán vé tham quan vào phủ của Thành Chương. Việt phủ không làm vậy lấy tiền đâu ra để bảo tồn chăm sóc một khu rộng lớn đến thế, lấy tiền đâu ra để tiếp tục phát triển…? Đó là còn chưa kể đến khoản tiền khổng lồ và công sức của ông đã bỏ ra, nói một cách tầm thường thì đó là đổi chẵn lấy lẻ mà thôi. Nhưng ông đã làm vì mục đích cao hơn thế, mà đôi khi nhiều người cố tình không hiểu. Theo tôi, cơ quan chức năng nên cân nhắc rất kỹ vụ việc này, không nên xử lý một cách cứng nhắc và hãy nhìn ra một cái tầm lớn hơn vì bảo tồn văn hóa Việt, vì con em chúng ta” - Bich: bichhome@yahoo.com

 

“Thực ra nếu xét về khía cạnh như một quần thể thu nhỏ của VN thì nên giữ lại công trình này. Còn xét về khía cạnh luật thì sai từ trên xuống dưới. Nếu truy theo luật thì các cơ quan hữu quan của cả TP HN   Sóc Sơn đều phải chịu trách nhiệm. Cứ để các công trình xây tầm cỡ xong rồi bắt đập phá là không nên, nhất là công trình Việt phủ không ảnh hưởng nguy hại cho con người về lâu dài…” – Phạm Văn Tường: phamtuong1585@gmail.com

 

“Cái gì được tạo nên bằng tâm huyết và sự đam mê đều đáng được trân trọng và tôn vinh. Với Việt phủ, theo tôi, hãy để cho họa sĩ Thành Chương được phát triển và giữ gìn, vì chỉ ông và gia đình mới đủ "tâm" và "huyết" để bảo toàn nó… Tôi đã đến Việt phủ và nghĩ: Vẫn còn chật hẹp quá, giá như rộng hơn có lẽ không gian Việt sẽ được phản ánh đầy đủ và trọn vẹn hơn…” – Thuy Nguyen: Thuynguyenthanh388@yahoo.com
 
Chuyện lớn, chuyện nhỏ

 

Chuyện lớn, chuyện nhỏ

 

Tranh cãi của dư luận vẫn khá gay gắt khi xoay quanh việc nên coi đây là chuyện lớn hay nhỏ để có cách xử lý phù hợp? Làm sao để tránh cho một công trình đang rất có tiếng như vậy lại rơi vào tình cảnh “cha chung không ai khóc”…

 

“Một diện tích rừng nhỏ vậy có bị sử dụng sai mục đích, tôi nghĩ có lẽ cũng không phải vấn đề lớn. Câu chuyện ở đây là sự tuân thủ luật pháp. Thành Chương cũng như tất cả mọi người khác đều phải tuân thủ. Không lý luận kiểu như thế được… Bảo tồn văn hóa Việt không phải là lý do để bẻ gãy luật pháp!” - Thanh Son: Globalwalker@yahoo.com

 

“Không thể hiến tặng Việt phủ. Thành Chương có được nó là do có tâm huyết thiết kế, bỏ tâm sức tiền của tạo nên. Gìn giữ nó cũng phải là người như ông - chủ nhân tác phẩm đó. Nếu nói  sai quy định thì còn nhiều cái khác sai lớn lắm, những cái sai đó còn không mang lại lợi ích gì mà chỉ gây thiệt hại cho dân thôi, sao không thấy kiên quyết xóa bỏ? Có tiền xây dựng cũng phải thu một phần phí để bù chứ, nhà nước làm đường còn phải thu thuế để duy tu bảo dưỡng, nữa đây lại là tiền cá nhân..” - Mr. Su: lesu76@gmail.com

 

“Tôi nghĩ, không một ai có thể bảo vệ và gìn giữ Việt phủ tốt hơn người đã thai nghén và sinh ra đứa con của mình. Còn ai quản lý thì tôi nghĩ cũng phải thu phí để duy tu, bảo dưỡng. Tôi cam đoan tổ chức khác mà quản lý thì thu phí chắc sẽ còn cao hơn (vé danh thắng tại các khu du lịch đó!)” - Le Quan: lequan24h@yahoo.com

 

“… Nhà nước hãy "tặng" cho họa sĩ Thành Chương một tấm bằng danh dự - đó là "giám đốc" vĩnh viễn khu Việt phủ. Vị "giám đốc" này toàn quyền "khai thác du lịch" để tôn tạo và phát triển khu du lịch sinh thái bền vững này. Chúng tôi nghĩ, chưa bao giờ họa sĩ Thành Chương có ý nghĩ  "xin "làm thủ tục cấp sổ đỏ để bán khu Việt phủ đâu. Họa sĩ Thành Chương và các ‘đồng đội’ hãy cố gắng lên, nhiều người hâm mộ tấm lòng của  họa sĩ từ lâu rồi” - Đặng Văn Hải: danghai3646@yahoo.com.vn

 

“Hiện nay không ít di sản văn hóa nước nhà đang xuống cấp. Bảo tồn gìn giữ đã khó, xây dựng bồi đắp càng khó hơn. Di sản văn hóa dân tộc không phải do luật pháp tạo nên, cũng không phải công trình nào được ghi nhận là công trình văn hóa cũng do chính quyền xây dựng. Mà phải có sự chung tay góp sức của cả dân tộc, trong đó có trách nhiệm của mỗi công dân…  Chúc mừng anh Thành Chương, cảm ơn anh rất nhiều, anh hãy vững lòng tin thực thi những gì trái tim anh đang rực cháy…!!!” - Bay:  baydungvn@yahoo.com

 

“Nhà nước nên tạo điều kiện cho Việt phủ Thành Chương tồn tại bằng cách cho thuê đất nếu chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cần để công trình này tồn tại... Đừng vì những lý do nào cả, mà hãy vì công trình cần được tồn tại với thời gian để cho nhiều người còn được biết đến…” - La Viết Quyền: laquyenth@yahoo.com

 
Còn vẫn muốn phá bỏ hay chuyển giao lại... ư? Chúng ta đã có nhiều bài học đắng cay rồi đó!
 

Kiều Anh