Vén bức màn mang tên “sở hữu kì nghỉ”

(Dân trí) - Tại Việt Nam, mô hình “sở hữu kỳ nghỉ” đã có mặt từ vài năm nay và là một khái niệm không còn quá mới mẻ. Tuy nhiên, do còn chưa thực sự phổ biến, nhiều khách hàng có băn khoăn và mong muốn tìm được lời giải đáp.

Luật sư Nguyễn Ngọc Bích đã có nghiên cứu độc lập của ông về tính hợp lý, hợp pháp của mô hình này, về hoạt động của công ty TNHH Vịnh Thiên Đường (công ty ALMA) và Hợp đồng Sở hữu kì nghỉ mà công ty này đang sử dụng. Để rộng đường dư luận, chúng tôi đăng tải một phần nội dung nghiên cứu của luật sư Nguyễn Ngọc Bích.

Cách thu được lợi ích nhiều nhất từ Sở hữu kỳ nghỉ là phải sử dụng nó

“Sở hữu kỳ nghỉ” – “Vacation ownership” bắt nguồn từ danh từ “timeshare”, có nghĩa là “chia sẻ thời gian” để sử dụng một địa điểm du lịch trong một thời gian kéo dài từ 5 đến 30 năm. Địa điểm này phải là một biệt thự du lịch, hay căn hộ du lịch rộng rãi, đầy đủ phương tiện, sân chơi, hồ tắm, cạnh biển hay trên núi, sang trọng và được ưa thích hơn một phòng ngủ ở khách sạn. Xin gọi nó là cơ ngơi. Trong một cơ ngơi nếu mỗi người có “timeshare” sử dụng một tuần mỗi năm thì sẽ có 52 người nắm timeshare trong cơ ngơi kia.

Vén bức màn mang tên “sở hữu kì nghỉ” - 1

Mua Sở hữu kỳ nghỉ (SHKN) là sự chọn lựa của một người thích đi du lịch cùng cả gia đình. Khách hàng có thể thuê phòng khách sạn hay đến địa điểm của dự án SHKN đã mua. Tiền trả cho khách sạn là từng năm, tiền trả để mua SHKN là cho 20, 30 năm, thậm chí lâu hơn thế. Giá khách sạn thường tăng mỗi năm, giá SHKN là cố định (trừ chi phí bảo trì). Đấy là về giá cả. Khi đi với cả gia đình thì ở trong một Cơ ngơi hẳn phải sướng hơn ở phòng trong khách sạn. Nguyên do xuất hiện của SHKN ngày càng nhiều trong ngành du lịch ngày nay là như thế.

Người mua timeshare được độc quyền sử dụng Cơ ngơi trong khoảng thời gian họ đã chọn, đó là quyền của họ trong thực tế, và khi được ghi vào hợp đồng thì nó trở thành một quyền về mặt pháp lý. Vì là một quyền, nên chủ timeshare có thể cho mượn hay cho thuê nó; nếu không cho mượn thì ông ta có thể cho thuê timeshare để kiếm được một số tiền. Một quyền hạn kéo dài 20,30 năm thì người nắm quyền đó có thể dùng nó làm di sản để lại cho con cháu. Đó là các chức năng của timeshare.

Timeshare còn phát triển hơn nữa khi có nhiều cơ sở du lịch trong một nước hay trên nhiều nước. Họ liên kết với nhau và tạo thành chuỗi timeshare. Thí dụ chuỗi của RCI hay Interval International. Như thế là có nhiều cơ sở bán timeshare nằm trong một chuỗi và có nhiều khách hàng nắm timeshare cũng ở trong chuỗi đó. Do số đông này, khách nắm timeshare ở nơi này có thể đổi timeshare với khách khác ở một cơ sở nằm ở địa phương khác hay nước khác. Đó là chương trình trao đổi timeshare. Do điều này, ở Mỹ người ta coi timeshare là một quyền về tài sản. Xem ra như thế timeshare là một phương tiện để cả gia đình đi du lịch nhiều nơi. Và nhiều người nắm timeshare thích thú về điều này.

Nhận xét về mô hình này, ông Nusbaum, chủ tịch của tổ chức ARDA (American Resource Development Association), nói tài sản trong SHKN không phải để cho những ai muốn kiếm tiền từ bất động sản nhưng để lập kế hoạch cho các kỳ nghỉ hè trong tương lai. Hơn nữa, muốn thu lợi được nhiều nhất từ SHKN thì phải sử dụng nó.

"Sự phù hợp với luật pháp của Hợp đồng sở hữu kì nghỉ"

Do mô hình Sở hữu kì nghỉ chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam và chưa có luật lệ chuyên ngành nào điều chỉnh hoạt động này, nên các nội dung trong bản Hợp đồng SHKN của Công ty ALMA khi được soạn thảo chắc chắn có dựa trên hay có tham chiếu các mẫu hợp đồng phổ biến trên thế giới về hình thức này.

Về điểm này, Luật sư Nguyễn Ngọc Bích nhận định: Hợp đồng SHKN này đã được lập dựa trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam, có sự thoả thuận tự nguyện của các bên ký kết và mục đích cùng nội dung của Hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Luật sư Bích cũng cho rằng, bản Hợp đồng Sở hữu kỳ nghỉ Công ty TNHH Vịnh Thiên Đường (Công ty ALMA) kí với khách hàng đã đáp ứng đủ những lợi ích thiết yếu mà một mô hình sở hữu kì nghỉ thường có, đó là: Được độc quyền sử dụng tiện nghi sang trọng trong một thời gian nhất định, đều đặn mỗi năm và được sử dụng như thế hàng chục năm. Được cho người khác mượn địa điểm nghỉ dưỡng hay cho thuê khi không sử dụng. Được bán Timeshare của mình cho người khác Được thay đổi nơi nghỉ khi tham dự chương trình trao đổi kỳ nghỉ

Vịnh Thiên Đường trả lời sao về kết luận “không thành thật”?

Trao đổi thêm về những Công văn của văn phòng Luật sư Trương Anh Tú gửi tới Công ty TNHH Vịnh Thiên Đường có đề cập tới việc công ty đã có “hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền của Khách nghỉ dưỡng” hay “việc ký kết Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ giữa Khách nghỉ dưỡng với Công ty Vịnh Thiên Đường có nhiều điều bất hợp pháp, có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng, vi phạm pháp luật Hình sự của nước CHXHCNVN”,…, đơn vị luật sư này cho rằng, khi nêu như thế, luật sư Tú cần có minh chứng cụ thể về việc điều khoản nào của HĐSHKN có nhiều điều bất hợp pháp, dấu hiệu nào trong Hợp đồng là dấu hiệu lừa đảo, việc chiếm đoạt tài sản của khách hàng được thực hiện như thế nào.

Theo luật sư này, Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường là một công ty có hoạt động hợp pháp với địa chỉ văn phòng, địa chỉ website cùng tài khoản sử dụng rất cụ thể và công khai, do đó, nếu không có căn cứ thì không thể vội vã đưa ra các kết luận công ty không thành thật hay có nhiều điều bất hợp pháp.

Không thể bỏ qua những lợi ích của mô hình Sở hữu kì nghỉ

Với hơn nửa thế kỉ phát triển trên toàn thế giới, hàng nghìn điểm trao đổi kì nghỉ tại nhiều hệ thống khách sạn 5 sao như Marriott, Sheraton, Hyatt, Hilton, khó có thể phủ nhận sự lớn mạnh của mô hình này và lợi ích Sở hữu kì nghỉ mang lại cho người dùng:

Khoản tiền đầu tư ban đầu cho SHKN tuy không nhỏ nhưng khi so sánh với giá thuê phòng khách sạn đơn lẻ trong thời gian dài, việc mua sở hữu kì nghỉ đương nhiên có vẫn có lợi hơn. Việc đầu tư vào SHKN ngoài mục đích gắn kết gia đình bằng những chuyến đi thường niên hằng năm còn đem lại những quyền lợi khác cho khách hàng như: quyền cho thuê, bán lại quyền nghỉ dưỡng của mình khi không còn nhu cầu sử dụng nữa. Phí dịch vụ, phí bảo trì là yếu tố cần thiết để duy trì cơ sở vật chất của địa điểm nghỉ dưỡng, đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho người dùng trong nhiều năm. Khác với các khoản đầu tư bất động sản dài hạn tiềm tàng khả năng mất giá, quyền nghỉ dưỡng của khách hàng được bảo toàn trong suốt thời gian của hợp đồng Sở hữu kì nghỉ.

Luật sư Nguyễn Ngọc Bích hiện đang làm việc tại Văn phòng luật V.B Law tại TP.HCM. Ông là một cố vấn luật cấp cao, với tên tuổi đã được ghi nhận trong những Niên giám về các văn phòng luật trên thế giới, cùng kinh nghiệm sâu rộng đến mức có thể được coi là người thầy của nhiều luật sư trong giới, một bậc “trưởng lão” đối với nhiều lớp luật sư đang làm nghề tại Việt Nam. (Theo lời giới thiệu của Chambers & Partners (Legal Publisher) xuất bản tại Anh vào năm 2009).