Vụ án 194 phố Huế
Tổn thương đến niềm tin của nhân dân, ai chịu trách nhiệm?
(Dân trí) - Đại văn hào Victor Hugo đã viết: “Niềm tin cần thiết cho con người. Thật thống khổ cho ai không tin tưởng”.
Trong các ngày gần đây, dư luận nhân dân ở Thủ đô Hà Nội và trong cả nước hết sức bức xúc về kết quả phiên tòa sơ thẩm của Tòa án nhân dân TP Hà Nội khi tuyên phạt Trịnh Ngọc Chung, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với mức án 30 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo, trong khi kết quả điều tra đã khẳng định, trong quá trình thi hành án, Trịnh Ngọc Chung đã có hàng loạt vi phạm mang tính cố ý như: Kê biên nhà 194 Phố Huế cũng như quá trình bán đấu giá không thông báo cho các đồng chủ sở hữu biết; nhà 194 Phố Huế chưa có "sổ đỏ", không đủ điều kiện để chuyển dịch bất động sản cũng như đang bị phong tỏa mà chưa có quyết định giải tỏa; chỉ đạo thư ký giả mạo chữ ký, thêm nội dung vào biên bản thi hành án trái với ý chí, nguyện vọng của người thi hành án; vận dụng Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26-7-2010 không đúng, tự chế ra mẫu quyết định cưỡng chế sai với biểu mẫu theo quy định của Bộ Tư pháp. đã phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, đã gây thiệt hại cho gia đình ông Hoàng Ngọc Minh ở 194 Phố Huế, Hà Nội lên đến hơn 6,6 tỷ đồng. theo pháp luật thì phải bị phải bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Sự bức xúc của nhân dân thể hiện cụ thể ở phiếu thăm dò dư luận của báo Dân trí điện tử cho thấy với 15638 người trả lời, có 94.17% tán thành Mức án VKSND TP Hà Nội đề nghị, chỉ có 5.83% tán thành với mức án do HĐXX TAND Tối cao đã tuyên.
Những bức xúc này của nhân dân còn được thể hiện cụ thể qua bài trên báo Dân trí: Kỳ án 194 Phố Huế: TAND Tối cao tuyên bị cáo Trịnh Ngọc Chung 30 tháng tù treo ( http://dantri.com.vn/ban-doc/ky-an-194-pho-hue-tand-toi-cao-tuyen-bi-cao-trinh-ngoc-chung-30-thang-tu-treo-20150917134031664.htm ) và bài trên báo Nhân dân: Một bản án thiếu sức thuyết phục ( http://dantri.com.vn/ban-doc/bao-nmhan-dan-mot-ban-an-thieu-suc-thuyet-phuc-1405852587.ht ) và ở trên nhiều báo khác. Còn ở đây chúng ta suy ngẫm đến một khía cạnh khác, rất quan trọng, đó là hệ lụy của cách xét xử mà HĐXX TAND Tối cao gây ra – dẫn đến làm nhân dân mất niềm tin. Bạn đọc Văn Hùng Lê than: “Đây gọi là sự vào cuộc mạnh mẽ để chống lại tham nhũng ư, đây là sự nghiêm minh của pháp luật Việt Nam ư?”
Mất niềm tin là sự tổn thất lớn và nguy hiểm cho nền pháp quyền của đất nước, vì thứ đắt giá nhất trên thế gian này là lòng tin. Nó có thể cần nhiều năm để có được, nhưng nó cũng sẽ bị đánh mất chỉ trong vài giây. mà một khi đã mất đi thì không hề dễ dàng để lấy lại, có thể cần đến nhiều năm nhưng cũng có thể cần cả cuộc đời! Mất tiền thì còn có thể lao động làm ra tiền được, mất sức khỏe thì còn có thể chữa chạy phục hồi lại được, nhưng mất lòng tin là mất tất cả. Vì vậy nhiều bình luận của bạn đọc gửi về báo đã xuất hiện những cụm từ “lòng tin bị xói mòn”, “mất hết niềm tin”, “có nên tin”. là điều thật đáng lo ngại.
Cụ thể, cách xét xử của HĐXX TAND Tối cao khiến bạn đọc không tin vào HĐXX TAND Tối cao:
Nguyễn Đức Toàn tstoan10@gmail.com : “Với diễn biến kỳ án phố Huế và bản án do tòa án các cấp đã tuyên thì không biết có nên tin vào Tòa án? Vấn đề quá nan giải”
Mạo Nguyễn Văn: “Tôi là người dân trình độ có hạn, nhưng qua đây tôi thấy TAND Hà Nội xét xử Bị can Nguyễn Ngọc Chung 30 tháng từ treo là không thể chấp nhận được.Tại sao bị cáo Chung phạm sai lầm khuyết điểm như vậy mà chỉ phạt 30 tháng tù treo .Cái nguy hại nhất là: Lòng tin của nhân dân bị xói mòn đối với cơ quan hành pháp ngay ở thủ đô Hà Nội. Tưởng Rằng :TAND Hà Nội sẽ lấy lại niềm tin trong việc xử bị cáo Chung, nhưng rồi người dân lại thất vọng .Vậy Bao giờ và bao giờ cán cân công lý không bị bẻ cong....Hỡi TAND Hà Nội .”
Lê Xuân Phương: “Với diễn biến kỳ án phố Huế và bản án do tòa án các cấp đã tuyên thì không biết có nên tin vào Tòa án ? Vấn đề quá nan giải”
Cách xét xử của HĐXX TAND Tối cao còn làm cho bạn đọc không tin vào pháp luật:
nguyễn hiển drhiennguyen206@gmail.com “Đọc về vụ này từ đầu đến cuối và cuối cùng là tôi....ko còn tin vào cái gọi là công bằng nghiêm minh của pháp luật. Buồn”
Trường Mạnh:”Xử kiểu này thì hỏi còn ai tin vào luật pháp Việt Nam nữa. Quan sai thì phạt như xoa con dân chỉ nhầm tí ti thôi thì các ông sử như đấm.. luật pháp và các chế tài quy định chỉ áp dụng với dân đen còn với các quan hoặc người nhà các quan thì... ???
Cách xét xử của HĐXX TAND Tối cao còn làm cho bạn đọc suy giảm lòng tin vào sự công bằng trong xã hội ta:
Nguyễn Ngọc Thanh Thanhthanhnguyenngoc@gmail.com : “Mất hết niềm tin vào sự công bằng. Bao che những kẻ nắm pháp luật mà cố tình làm sai thì còn đâu là CHÂN LÝ!”
Và không tin là công lý có ở trên đời:
supcua thanhngon091977@yahoo.com : “ Công lý là cái lý cũng được bẻ cong, kaka”
Phạm Ngọc Minh ngocminh44@gmail.com: “Không thể tin được ! Công lý ở đâu? Biết gửi niềm tin vào đâu? 80 bài báo ,hàng ngàn dư luận như nước chảy bèo trôi chẳng mảy may suy chuyển gì”
Quý Nguyễn quynv1866@gmail.com: “ Không tin vào công lý nữa rồi”
Đỗ Thanh Long thanhlong755@gmail.com: ” Không còn tin vào đâu được nữa, hết chỗ nói rồi, sao HĐXX TAND Tối cao không tuyên hắn vô tội luôn cho rồi, các vị đang đun nồi nước bực tức của người dân lên mức nhiệt cao quá đấy”
Và bạn đọc Phan Hiệp phanhiep507@gmail.com chua chát: “Ôi ! Hà Nội đó niềm tin yêu hy vọng ( ! )”
Làm mất lòng tin của nhân dân chính là những quan chức này đã gieo nỗi thống khổ cho dân, như Đại văn hào Victor Hugo đã viết: “ Niềm tin cần thiết cho con người. Thật thống khổ cho ai không tin tưởng. A faith is a necessity to a man. Woe to him who believes in nothing.”
Thực quả là việc xét xử của HĐXX TAND Tối cao đã làm náo loạn dư luận:
Mạnh Hùng: Hu . hu... ! (Chảy nước mắt ra đấy) Hoan hô ngành Tư pháp VN đã làm rõ công tội của bị cáo và làm náo loạn dư luận VN
Và bạn đọc mong mỏi:
thái buicamthai189@gmail.com : “Công lý ở đâu? Luật pháp ở đâu mà cơ quan tố tụng Tối cao lại xét xử như vậy? Tội bị cáo Chung, TAND xử hình phạt không bằng tội trộm gà, trộm chó đối với một công dân bình thường, quá thiếu tính thuyết phục. Đề nghị UB Tư pháp Quốc hội vào cuộc để đảm bảo tính nghiêm trị của pháp luật.”
Nguyễn Đoàn (tổng hợp)