Sẻ chia "kinh nghiệm dân gian" giảm thiệt hại khi thiên tai
(Dân trí) - Bão lũ năm nào cũng xảy ra gây ra bao hậu quả đau xót và những hệ lụy còn kéo dài sau đó. Nhiều bài học kinh nghiệm lại được người dân đúc rút khi gánh nặng mưu sinh càng đè nặng hơn trên vai bao người dân những vùng tâm bão, rốn lũ…
Ám ảnh thương đau
Cũng từng trực tiếp đưa tiền và hàng hóa tới tận tay những người dân vùng bão lũ ở miền Trung, điều ám ảnh chúng tôi dai dẳng nhất, khiến con tim ai cũng quặn thắt trong nỗi đau chung có lẽ là ánh mắt tuyệt vọng, trống rỗng trên gương mặt thất thần của những con người đã mất hết gần như tất cả… Chúng tôi càng thấm hơn nỗi đau vò xé, những giọt nước mắt chảy ngược vào trong trước sự tàn khốc của thiên tai:
“Bão đã qua đi, nhưng văng vẳng đâu đây là tiếng gào xé đau thương của những con người mất nhà, mất cửa, mất ruộng đồng…. Chỉ còn lại những cảnh tượng tang tóc kinh hoàng… Ôi xứ Nghệ…” - Nguyễn Viết Anh: vietank6@gmail.com
Miền Trung gọi, cả nước đáp lời. Tình người, sự sẻ chia, tiếp sức của cộng đồng trong những lúc khó khăn nhất càng ấm áp, ý nghĩa hơn bao giờ hết. Song cũng chính từ thực tế những cơn thịnh nộ của thiên nhiên ngày càng gia tăng mức độ khắc nghiệt, vấn đề phòng chống thiên tai lại được người dân lật đi lật lại, xem xét, phân tích dưới mọi góc độ nhiều hơn...
“Có cách nào cứu dân Nghệ An cũng như những vùng hay bị ngập úng khác không? Các chuyên gia có nghiên cứu được biện pháp nào khắc phục để thoát nước nhanh, để dân đỡ phải chịu cảnh lầm than không? Mọi người chúng ta hãy cùng nhau đóng góp thêm nhiều phương pháp hay để giúp người dân những nơi đó thoát khỏi cảnh ngập úng với nhé! Xin cảm ơn nhiều!” – Huong An37: duongbinhchan@gmail.com
“Có lẽ các nhà khoa học nước ta nên xây dựng và thiết kế bộ quy chuẩn nhà ở phòng chống và sống chung với mưa bão, lũ lụt cho nhân dân vùng hay bị thiên tai tham khảo để giảm tối đa thiệt hại. Chứ mỗi đợt bão lũ như thế này nhân dân miền Trung hầu như chẳng còn gì để mất nữa...!” - Vương Minh Phúc: minhphuc321@gmail.com
Kinh nghiệm, kỹ năng sống...
Xót xa, đồng cảm, hòa chung dòng nước mắt với những đồng bào đang trong cơn hoạn nạn, đồng thời nhiều người dân cũng nêu nhiều câu hỏi chất vấn song song với đóng góp thêm những kinh nghiệm thiết thực, trước hết là về xả lũ có khá nhiều ý kiến khác nhau:
“…Xả lũ để chấp nhận hy sinh ít hơn, để cứu được rất rất nhiều người và tài sản đấy. Không xả lũ, vỡ đập hồ chứa nước thì không thể tính hết được thiệt hại là bao nhiêu đâu” - Tuan Le: thuylinh8319@mail.com
“… Cần xả từ từ để giảm nhẹ ảnh hưởng, chứ nước gần vỡ bò mới xả 1 lúc thì chỉ có người dân chịu khổ. Bà con làng xóm của tôi bây giờ tay trắng, nghèo lại càng thêm nghèo. Trâu, bò, lợn, gà, vịt, đồ dùng, xe máy, nhà cửa… đã mất hết. Không thể trách thiên nhiên nhưng cũng phải xem lại cái cách xả lũ như thế có đúng không? Chính quyền đã làm đúng nhiệm vụ của mình chưa khi không quyết liệt yêu cầu bà con di dời tài sản....
Giá như xả lũ từ từ trước, tuyên truyền nhân dân di dời từ trước thì chắc có đến nỗi nào, nhưng trách ai bây giờ?” - Trần Thanh Tuấn: tuanttbidv@gmail.com
“Liệu có phải khi lập dự án người ta quên công việc quan trọng là quản lý rủi ro trong đập thủy điện? Trong rủi ro đó có kịch bản xả lũ và ảnh hưởng của lưu vực hạ lưu thế nào, đó là một công việc cực kỳ quan trọng. Khi tôi học cao học, các giáo sư nước ngoài rất chú trọng việc đó. Ở VN cũng có những người giỏi về lĩnh vực này, nhưng rất tiếc....Có lẽ VN chúng ta sẽ còn phải trả giá rất nhiều nếu vẫn có cách quản lý và tư duy thiếu khoa học...” - Phạm Mẫn: minmin@yahoo.com
“Kính gửi ngành thủy điện, thủy lợi Hà Tĩnh. Theo tôi, hàng năm nên xả nước các hồ thủy điện, thủy lợi trước mùa lũ. Cần tính toán kỹ càng, chính xác trong việc này, đừng để tình trạng như kiểu ‘nhà cháy đem dầu đi chữa’ như hiện nay. Tôi cũng là 1 người con Hà Tĩnh sống xa quê hương, tôi rất đau lòng khi hay tin bão lũ tàn phá quê nhà. Kính mong các vị cán bộ lãnh đạo Hà Tĩnh quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống của nhân dân các vùng gần hồ thủy điện, thủy lợi để cố gắng giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do bão lũ gây ra. Phàm việc gì cũng hãy suy nghĩ cho kỹ đến hậu quả của nó. Chào thân ái!” - Le Ngoc Anh: le_ngoc_anh11@yahoo.com
Về cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt, bên cạnh những lời nhắc nhở tránh tình trạng tiền và hàng hóa bị “lỗ hà ra lỗ hổng” còn có thêm nhiều góp ý về kỹ năng sống vùng bão lũ:
“Theo tôi, cán bộ đi giúp dân trong bão lụt không nên đi xe con, vì loại xe này rất dễ bị nước cuốn trôi. Nghệ An vừa rồi bị 2 vụ trôi xe, chết người đều là xe con cả” - Nguyen Van Hung: hungxq9@gmail.com
“… Vào những vùng nguy hiểm như thế này sao lại dùng xe 7 chỗ để chở mì tôm? Nên dùng xe gầm cao khác... Những bài học quá thương tâm!” - Mien Trung: huy.asincv@gamil.com
“Đi cứu hộ, cứu trợ bão lụt thường phải mặc áo phao. Các cơ quan truyền thông vẫn thường tư vấn bà con như thế…. Đó là kỹ năng sống cần thiết” - Phạm Ngọc Anh: ngocanhqtr@gmail.com
“…Các bạn có đi xe ôtô trong mùa mưa lũ, hãy chuẩn bị áo phao đầy đủ và khoác lên người để đảm bảo an toàn tính mạng” - RJ Nguyen: lytt128@yahoo.com.vn
“… Mong mọi người đi lại trong vùng lũ lưu ý những điểm sau:
1 - Đi trong vùng ngập nước phải thông thạo và nhớ đường.
2 - Nếu đi bằng ô tô tuyệt đối không đóng các cửa kính.
Khánh Tùng