Bạn đọc viết:

Sang tên đổi chủ xe: Cần những bước đi đúng hướng

(Dân trí) - Với vật dụng giá trị với nhiều người dân VN như xe máy hoặc ô tô, ai lại không muốn mình sẽ trở thành chủ sở hữu hợp pháp. Tuy nhiên, thực tế hầu hết người dân đều không thực hiện việc chuyển đổi chủ sở hữu khi chuyển nhượng xe là có căn nguyên.

Người dân không mặn mà sang tên đổi chủ xe là có căn nguyên (minh họa: Hà Nội mới)
Người dân không "mặn mà" sang tên đổi chủ xe là có căn nguyên (minh họa: Hà Nội mới)

 

Tháng 8/2011, Bộ Giao thông Vận tải đưa ra một thống kê. Theo đó, số lượng xe máy đang lưu hành trên thị trường Việt Nam đã đạt đến 33,4 triệu chiếc. Xe máy đã trở thành phương tiện không thể thiếu của mỗi gia đình và hầu hết người dân Việt Nam.
 
Nguyện vọng, nhu cầu dùng xe chính chủ là chính đáng đối với mỗi người. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có đủ chi phí để mua một chiếc xe mới, giấy tờ thủ tục hoàn toàn mới, thuộc về chính chủ. Không có đủ chi phí nên buộc lòng họ phải mua những chiếc xe cũ…

 

Quy định về sang tên đổi chủ  và theo đó, việc xử phạt chủ phương tiện không thực hiện sang tên đổi chủ khi thực hiện chuyển nhượng xe đã được áp dụng từ rất lâu ở nhiều nước trên thế giới (và có phần ở cả Việt Nam). Nhưng không thể vì thế mà áp dụng một cách máy móc vào Việt Nam - một nước đang phát triển, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, xe máy là phương tiện đi lại chủ yếu hầu hết của mỗi nhà, mỗi người.

 

Bên cạnh đó, thủ tục, chi phí cho việc sang tên đổi chủ cho phương tiện khi mua bán, chuyển nhượng xe quá rườm rà, đắt đỏ, chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân. Dẫn đến việc người dân vô tình hoặc cố ý lảng tránh quy định sang tên đổi chủ của pháp luật. Thực tế chỉ ra rằng, quy định đó của pháp luật không phù hợp với cuộc sống, bị chính cuộc sống, con người chối bỏ. Vì vậy rất cần phải được điều chỉnh.

 

Trong bối cảnh ấy, Chính phủ quy định tăng mức xử phạt đối với việc không sang tên, đổi chủ xe thì liệu có hiệu lực hồi tố không? Trong khi hầu hết xe không chính chủ hiện nay đã thực hiện việc mua bán lâu rồi, thậm chí 5, 10 năm rồi.

 

Cả Nhà  nước và nhân dân Việt Nam đều nhất trí rằng: cần phải thực hiện nghiêm chỉnh việc sang tên đổi chủ khi chuyển nhượng xe. Tuy nhiên, cách làm phải khác trước đây. Trong bối cảnh này, có thể quy định thủ tục sang tên đổi chủ ngắn gọn hơn. Đồng thời, lệ phí trước bạ giảm theo hướng: xe máy 50, 70, xe 100 … phân khối xe, đời xe, mỗi loại xe khi chuyển nhượng phải nộp bao nhiêu để phù hợp với túi tiền của người dân. Làm được như vậy, chắc chắn rằng Nhà nước không thất thu một lượng tiền cụ thể.

 

Quy định theo hướng đơn giản hơn, rẻ hơn sẽ như một luồng không khí mới thu h út mọi người háo hức tham gia sang tên đổi chủ, để được dùng xe chính chủ. Nhà nước không thất thu, cảnh sát giao thông dễ thực hiện việc theo dõi, xử phạt nguội đối với người tham gia giao thông. Quy định của pháp luật mà phù hợp với cuộc sống sẽ được người dân tự nguyện chấp hành, góp phần đáng kể nâng cao văn hóa giao thông.

 

Việt Hoàng: hoanglienviet@yahoo.com

 

Kính gửi Ban Biên tập Báo Dân trí! Tên tôi là Nguyễn Tiến Thành, sinh năm 1982, HKTT tại Tiên  Cát, Việt Trì, Phú Thọ. Hiện đang phụ trách kinh doanh tại truyền hình An Viên (AVG).

 

Trong thời gian này, tôi thấy đưa rất nhiều thông tin phản ánh về việc nhà nước đưa ra luật xử phạt vi phạm giao thông, dân sự về việc đi xe không san tên đổi chủ (gọi nôm na là xe “không chính chủ”). Tôi rất hoan nghênh việc nhà nước đưa ra quy định phải sử dụng xe chính chủ để dễ dàng quản lý hành chính và dân sự. Nhưng trước và trong bối cảnh xã hội, đất nước và người dân còn khó khăn, để luật ban hành vừa đảm bảo thực thi nghiêm túc,  vừa phù hợp với văn hóa đời sống và đáp ứng được tâm tư,nguyện vọng của nhân dân, tôi xin gửi ý kiến đóng góp ý như sau:

 

+ Trên giấy đăng ký xe cần thể hiện người đứng tên chính chủ (người đứng tên chính chủ có toàn quyền để sử dụng di chuyển hay giao dịch, cầm cố, mua bán).

 

+ Bổ sung thêm họ tên, năm sinh của 3 người thân.. Bố (B) , Mẹ (M), Con ( C), Vợ (V) hoặc Em (E). Ghi họ tên của người thân nhỏ hơn chủ xe. Ví dụ: Tên chủ xe  Nguyễn Văn A;  B : Nguyễn Văn B,  SN 1960; M : Nguyễn thị C, SN 1962; V : Nguyễn Như Mơ, SN 1988…

 

+ Khi đi đăng ký xe, chủ xe cần chứng minh giấy tờ hợp pháp của 3 người thân ruột thịt mà có khả năng sẽ phải mượn để di chuyển, 1 lần để các cơ quan chức năng làm thủ tục đăng ký (Những người thân còn lại nếu đã được đứng tên của người nào trong nhà rồi, thì có thế ghi tên người đã đăng ký và ghi tên của mình, trong trường hợp gia đình đông anh em).

 

+ Và khi nhà nước có luật này, chỉ nên áp dụng từ 01/01/2013 đối với các đăng ký mới. Đồng thời khuyến khích, tuyên truyền vận động người dân đi làm thủ tục chuyển đổi hợp pháp.

 

+ Nếu xe mua qua nhiều khâu trung gian thì đề nghị người mua cuối cùng liên hệ với cơ quan chức năng của người chủ đăng ký để phối hợp làm thủ tục.

 

+ Trường hợp nếu chủ đăng ký không phối hợp, hợp tác mà người sử dụng xe chứng minh được là đã mua xe trực tiếp hay gián tiếp của chủ đăng ký (hoặc đã chết), thì người đang sử dụng xe xin xác nhận của cơ quan quản lý chủ đăng ký, để đơn phương làm đăng ký chính chủ.

 

+ Áp dụng đối với những xe đăng ký mới từ năm 2013, và cho các xe đã sử dụng trước đó phải làm xong thủ tục trước 31/12/2012. Nếu các chủ xe vẫn không chuyển đổi thì áp dụng phạt như bây giờ, thậm chí có thể còn nặng hơn.

 

Namdong.ca: namdong.ca@gmail.com