Bạn đọc viết:

Phụ cấp đối tượng chính sách hoặc tăng lương một tỷ lệ nhất định

(Dân trí) - Trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay có lẽ để đảm bảo an sinh, an ninh xã hội và đỡ một phần khó khăn cho ngân sách quốc gia, có thể không tăng lương mà nên phụ cấp cho các đối tượng chính sách…

(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)

 

… Hoặc có tăng lương một tỷ lệ nhất định cho các đối tượng này. Nếu tăng lương theo định kỳ cho tất cả những người hưởng lương ngân sách, tôi nghĩ sẽ nợ công sẽ rất lớn.

 

Ở nước ta số người hưởng lương ngân sách rất nhiều. Người lao động làm việc tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty, xí nghiệp...tất nhiên là hưởng lương theo hoạt động kinh doanh nên phụ thuộc vào ngân sách này không nhiều.

 

Mà bất kỳ là cho quốc gia hay cụ thể cho một gia đình thì nền tảng kinh tế và thu nhập đều căn cứ thực tế vào số người làm ra của cải vật chất, có thể quy ra bằng tiền hoặc giá trị tương đương. Ví dụ nếu có 10 người trong 1 gia đình mà 7 người có thu nhập bằng lao động sản xuất, thì mới bù thu chi cho 3 người còn lại và như vậy gia đình mới phát triển được. Còn ngược lại có 3 người làm nuôi 7 người thì sẽ khó mà cân đối thu - chi được (ngoại trừ số ít người có thu nhập rất cao). Với quốc gia cũng thế thôi.

 

Do vậy tất cả các nước phát triển nói chung họ rất sợ tăng tỷ lệ thất nghiệp vì hàng năm phải trợ cấp cho đối tượng này rất lớn.

 

Vấn đề ở nước ta, theo tôi là nằm ở chỗ số người ăn lương ngân sách quá lớn do bộ máy hành chính cồng kềnh, hiệu quả lao động thấp, tính cạnh tranh của nền kinh tế không cao nên khó có thể cân đối ngân sách được.

 

Nói cho cùng thì ai cũng muốn tăng lương cả, nhưng lấy tiền đâu để tănng lương trong khi không có nguồn thu đều đặn từ nền kinh tế?

 

Tôi đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Vinh khi giải thích về vấn đề này. 

 

Nguyen Xuan Toan:  toan_bong@yahoo.com