Kỳ 1:

Nỗi đau giằng xé mang tên "tai nạn giao thông": Say xỉn lái xe là tội ác!

"Đau thương, mất mát là thế!... nhưng nguyên nhân chính bắt nguồn từ đâu?", đó cũng là câu hỏi mà nhiều người đang đi tìm lời giải.

 "Những tiếng trẻ khóc cha, vợ khóc chồng, người đầu bạc tiễn người đầu xanh, gia đình tan nát, tang thương", đó là những nỗi đau, giằng xé mang tên "tai nạn giao thông" trở thành nỗi ám ảnh của những người tham gia giao thông.

 Nỗi đau giằng xé

Với cuộc sống muôn màu, không ai có thể ngờ rằng, sống giữa thời bình, thế nhưng hàng ngày, hàng giờ, hàng phút trôi qua, tai nạn giao thông vẫn xảy ra cướp đi mạng sống của hàng trăm người hay có những người bị tàn tật đeo bám suốt quãng đời còn lại và mãi mãi mang những nỗi đau không gì bù đắp được.

 Chắc hẳn!.. ai cũng biết, tai nạn giao thông không chỉ gây ra hậu quả cho nạn nhân mà còn làm cho nhiều gia đình phải lâm vào cảnh tang thương, tan nát, gặp khó khăn, nợ nần, bế tắc...

Nỗi đau giằng xé mang tên tai nạn giao thông: Say xỉn lái xe là tội ác! - 1

 Hậu quả của tai nạn giao thông là không kể hết khi nó tác động và gây tổn thương trực tiếp đến những người có liên quan đến vụ tai nạn mà còn gây ra thiệt hại về kinh tế, về tinh thần, là gánh nặng đến toàn xã hội và gia đình người bị nạn.

Trong những năm qua, để kiềm chế tai nạn giao thông, các cấp chính quyền, ngành, đoàn thể đã có nhiều biện pháp để giảm thiểu hậu quả của tai nạn giao thông. Ngoài lực lượng CSGT tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm luật giao thông, các cơ quan chức năng cũng đã tuyên truyền pháp luật đến người dân.

Tuy nhiên, tai nạn giao thông vẫn luôn là một vấn đề "nóng" khiến cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hội quan tâm.

Vì đâu nên nỗi?

"Đau thương, mất mát là thế!... nhưng nguyên nhân chính bắt nguồn từ đâu?", đó cũng là câu hỏi mà nhiều người đang đi tìm lời giải.

Có người cho rằng: Tai nạn giao thông xảy ra từ các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan do đường sá nhỏ hẹp, các con đường đang được nâng cấp tu sửa nên dễ dẩn đến các bất hợp lý, sự cố trên đường...

Cũng có người cho rằng: Tai nạn xảy ra là do người điều khiển phương tiện có ý thức kém, không tôn trọng luật giao thông, sử dụng bia rượu khi điều khiển xe, chạy quá tốc độ cho phép, phóng nhanh vượt ẩu... Dù có là giả thiết nào đi nữa? Thì cũng phải khẳng định rằng, mọi vụ tai nạn giao thông đều được gây ra bởi người điều khiển.

Minh chứng rõ nhất chính là vụ tai nạn giao thông xảy ra vào 0h10 sáng 1/5/2019, tại hầm chui Kim Liên hướng đi Đại Cồ Việt – TP Hà Nội, ô tô Mercedes BKS 30F-154.78 do tài xế Lê Trung Hiếu (SN 1980, trú tại phố Văn Cao, quận Ba Đình) uống rượu bia sau khi dự họp lớp đã điều khiển đã va chạm với xe máy hiệu Honda Vision đi cùng chiều. Cú tông cực mạnh khiến 2 người phụ nữ ngồi trên xe máy là chị Đinh Thị Hải Yến (SN 1976, ở Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Trần Thị Quỳnh (SN 1976, ở Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) tử vong.

Hay là vụ tai nạn xảy ra ngày 2/1/2019, tại xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức (tỉnh Long An) đã xảy ra một vụ TNGT thảm khốc. Xe container do Phạm Thành Hiếu (SN 1987, ngụ ấp 1, xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức) điều khiển, khi đến ngã tư Bình Nhựt đã đột nhiên tăng tốc, lao thẳng vào những người dừng chờ đèn đỏ, khiến 4 người chết, 18 người bị thương. Kết quả kiểm tra cho thấy, lái xe đã sử dụng bia rượu và dương tính với ma túy.

Tương tự, vụ tai nạn xảy ra vào đêm 22/4/2019, tài xế Đỗ Xuân Tuyên (49 tuổi, quận Ba Đình, Hà Nội) cũng do uống rượu bia sau đó lái xe Hyundai BKS 29A-784.09 va chạm với 5 xe máy, 1 xe đạp điện trên đường Vĩnh Hồ.

Sau đó tài xế này lái xe bỏ chạy đến trước số nhà 220 đường Láng, ô tô tông vào chị Lê Thị Thu Hà là công nhân thuộc Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội khiến nạn nhân thiệt mạng. Sau khi tiến hành tạm giữ khẩn cấp đối với tài xế Đỗ Xuân Tuyên, cơ quan công an đã kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở và cho kết quả lên đến 1,041 mg/lít khí thở.

Còn nhớ! Khi chứng kiến em Trần Đức Anh (15 tuổi) là con trai chị Lê Thị Thu Hà công nhân môi trường, vội vã trên chiếc xe ôm chạy tới hiện trường, em ngã quỵ khi nhìn mẹ nằm bất động, phủ khăn trắng, tất cả những ai có mặt tại hiện trường cũng đều rơi nước mắt.

"Mẹ bảo em rằng cố gắng học hành thi tốt nếu đỗ vào trường cấp 3 mẹ sẽ mua cho em một chiếc xe để em thuận tiện cho việc đi lại, học tập. Ấy vậy mà! mẹ đã đi mãi không về", Đức Anh nói trong nước mắt về giấc mơ dang dở khi tâm sự với chúng tôi về người mẹ đáng kính của mình.

 Say xỉn lái xe là tội ác

Vâng, rượu bia! cũng chính là nguyên nhân đã cướp đi sinh mạng của nhiều người, khiến biết bao gia đình rơi vào cảnh tang thương, mọi giấc mơ, hoài bão đều phải bỏ dở dang vì tai nạn giao thông do tài xế uống rượu bia gây ra.

"Những tiếng trẻ khóc cha, vợ khóc chồng, người đầu bạc tiễn người đầu xanh, gia đình tan nát, tang thương", đó là những nỗi đau nhói lòng, giằng xé.

Nỗi đau giằng xé mang tên tai nạn giao thông: Say xỉn lái xe là tội ác! - 2

 Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, các vụ tai nạn giao thông xảy ra phần lớn đều do người tham gia giao thông thường xuyên vi phạm lỗi như: Điều khiển phương tiện khi đã sử dụng rượu, bia quá nồng độ quy định, không làm chủ tốc độ,... là nguyên nhân trực tiếp gây ra các vụ tai nạn giao thông.

Do đó, "Say xỉn lái xe là tội ác" và "Đã uống rượu, bia thì Không lái xe" đã trở thành thông điệp được huởng ứng mạnh mẽ từ các cơ quan, công sở, từ Nghị trường cho tới toàn thể xã hội. Bởi chính chúng ta không chỉ trở thành nạn nhân mà còn có thể gây tội ác từ việc cầm lái trong cơn say.

Tuy nhiên, uống rượu, bia từ lâu đã trở thành thói quen sinh hoạt của người dân Việt Nam. Việc sử dụng rượu bia quá nhiều trong những năm qua là một phần nguyên nhân gây ra bệnh tật, tai nạn giao thông... trở thành gánh nặng lớn cho xã hội.

Để làm giảm tai nạn giao thông, hạn chế được tài xế sử dụng rượu bia, chất kích thích cần có sự quyết tâm của nhà nước và sự đồng thuận của nhân dân thì mới xoay chuyển tình trạng tài xế uống rượu bia lái xe.

Chính vì lẽ đó, Luật Phòng, chống, tác hại rượu bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt xử phạt tài xế sử dụng rượu bia được ra đời với mục tiêu cao cả là tác động rất lớn tới toàn thể xã hội, vì một xã hội không còn tai nạn giao thông... Luật ra đời được ví như "cú đấm thép" nhằm loại trừ tình trạng tài xế say xỉn mà vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông, cần loại bỏ chấm dứt vấn đề gây nhức nhối trong xã hội.

"Say xỉn lái xe là tội ác - Đã uống rượu, bia thì Không lái xe" đó cũng chính là Thông điệp mà chúng tôi kêu gọi bất kỳ ai trong số chúng ta, trong xã hội: Không lái xe sau khi uống bia, rượu.

Chúng tôi cũng mong muốn thông điệp này được lan toả tới từng người, tới từng gia đình, các thành phần trong xã hội về những câu chuyện, hậu quả của các vụ tai nạn giao thông để lại là rất đau lòng và bao nỗi mất mát tang thương mà người ở lại, gia đình, xã hội phải gánh chịu. Chúng tôi mong muốn thông điệp góp phần thay đổi nhận thức của mỗi người khi tham gia giao thông.

Phía sau vô lăng, tay lái của mỗi người tài xế là cả một gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh... Bởi chính chúng ta - không chỉ trở thành nạn nhân mà còn có thể gây tội ác từ việc cầm lái trong cơn say.

Còn nữa...!!!

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm