Bạn đọc viết

Những bất cập trong Dự thảo điều lệ trường Tiểu học

(Dân trí) - Dư luận những ngày qua băn khoăn về một số điểm qui định trong Dự thảo của Bộ GD-ĐT về điều lệ trường Tiểu học. Chúng tôi xin nêu một vài điểm mà dư luận đang quan tâm.

Minh họa: Ngọc Diệp
Minh họa: Ngọc Diệp

1. Giáo dục hướng tới đào tạo nguồn nhân lực gì?

Điều 17, qui định về Lớp học, tổ học sinh:

1.Học sinh đ­ược tổ chức theo lớp học. Lớp học có lớp trưởng, lớp phó hoặc chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản học sinh do tập thể học sinh bầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học. Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh.

2. Mỗi lớp họcchia thànhcáctổhoặcban hoặc nhóm học sinh. Mỗi tổ ban,nhóm có tổ trưởng, tổ phó hoặctrưởng ban, phó ban, nhóm trưởng, thư ký do học sinh trong tổ,ban,nhómbầu hoặc do giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định luân phiên trong năm học.

Rồi đây nếu dự thảo điều lệ được thông qua, những “lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó” thân quen bỗng chốc hóa thành những “chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng ban, phó trưởng ban” oai phong và xa lạ.

Các cháu vào lớp 1 vừa tròn 6 tuổi như qui định nêu trong dự thảo. 6 tuổi đã là “chủ tịch”, “trưởng ban”. Quả đúng là sinh ra đã làm... “quan”!

Điều khiến dư luận không đồng tình với dự thảo về điểm này là tại sao người ta lại thay đổi tên gọi của tổ chức lớp học và các chức danh vốn đã rất quen thuộc và phù hợp với môi trường giáo dục trong nhà trường? Mặc dù dự thảo ghi “Lớp học có lớp trưởng, lớp phóhoặcchủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản”nhưng dám chắc rằng với thói háo danh hiện nay, người ta sẽ chọn cái gọi là “Hội đồng tự quản” với những chức danh “chủ tịch”, “phó chủ tịch” cho có vẻ đổi mới hơn là chọn “Ban cán sự lớp”, “lớp trưởng”, “lớp phó”.

Mới nhẩm tính sơ sơ, một lớp có 35 học sinh, sẽ có ít nhất 50% là cán bộ: 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch, 6,7 trưởng ban (trưởng ban kỷ luật, trưởng ban phong trào, trưởng ban học tập, trưởng ban đối ngoại, trưởng ban sức khỏe, trưởng ban văn nghệ...), chừng ấy phó ban và... thư kí! Và nếu theo chế độ luân phiên như dự thảo qui định thì trong năm học hầu như 100% học sinh trong lớp sẽ được tham gia công tác “quản lí”.

Câu hỏi mà dư luận đặt ra ở đây là, với cơ cấu tổ chức cồng kềnh, lắm ban nhiều bệ cùng với những chức danh đậm chất hành chính, nặng tính hình thức như vậy đối với một lớp học, dự thảo điều lệ trường tiểu học đang hướng nhà trường tới mục đích gì?

Các nhà soạn thảo điều lệ có hiểu tâm lí lứa tuổi học sinh hay không khi nhồi nhét những chức danh vốn dành cho cho người lớn vào tâm hồn trong trắng, ngây thơ của trẻ nhỏ?Giao cho các em những nhiệm vụ đi kèm với các chức danh như thế liệu có tạo nên thói tự mãn, háo danh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách của các em?

Nhiều độc giả bức xúc, tại sao những vấn đề quan trọng hàng đầu như chất lượng giáo dục về tri thức và kĩ năng sống, về đạo lí làm người không được quan tâm đúng mức mà lại đi lo những cái hình thức bên ngoài?

2. Chuẩn mà không chuẩn

Điều 36 của dự thảo qui định chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên:Chuẩn trình độ đào tạo tối thiểu của giáo viên tiểu học là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm”.

Không hiểu sao ở thời điểm hiện nay mà điều lệ trường tiểu học lại quy định mức chuẩn trình độ chuyên môn đã lỗi thời như thế?

Liệu có phải những người biên soạn điều lệ không cập nhật thực tế hay là vì mộtlí do bất cậpnào đó? Bởi hiện nay, hầu hết giáo viên tiểu học đã đạt chuẩn trình độ từ cao đẳng trở lên. Số có trình độ trung cấp sư phạm còn lại rất ít và rơi vào những trường hợp giảng dạy ở vùng sâu, xa xôi hẻo lánh có hoàn cảnh khó khăn không thể đi học nâng cao trình độ. Trong lúc đó, hằng năm hàng ngàn sinh viên sư phạm tốt nghiệp đại học, cao đẳng vẫn lâm vào tình trạng thất nghiệp. Thực tế đó cho thấy, không có lí do gì để qui định chuẩn giáo viên tiểu học tối thiểu là tốt nghiệp trung cấp sư phạm cả. Một qui định theo kiểu phú quí giật lùi, kìm hãm sự phát triển của giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học vốn được coi là nền móng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Hơn mười năm trước, các trường đại học, cao đẳng sư phạm cũng đã ngừng đào tạo hệ trung cấp sư phạm tiểu học do loại hình đào tạo này không còn đáp ứng được nhu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhưngcó điều lạlà trong khi các trường đại học, cao đẳng ngừng đào tạo thì một số cơ sở đào tạo khác lại vẫn được phép tuyển sinh hệ này (?). Cách tuyển sinh cũng chẳng giống ai, hồ sơ được từng cá nhân tự mang đến tận thôn bản chiêu sinh. Điều khó tin là những học sinh này sau khi ra trường phần lớn đều “trúng tuyển” công chức, họ “đánh bật” các đàn anh, đàn chị tốt nghiệp cao đẳng, đại học chính qui bởi bằng cấp của họ dù là trung cấp nhưng đều xếp loại tốt nghiệp “xuất sắc”(?). Gần đây, hệ đào tạo này lại được “tái sinh” như một giải pháp để cải thiện việc làm cho các trường sư phạm bí đầu vào chứ không nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo vì phổ điểm trúng tuyển rất thấp.

3. Giảm nhưng chưa chắc đã giảm

Điều 30 qui định vềhồ sơ đối với giáo viên gồm:

a) Giáo án (bài soạn);

b) Sổ chuyên môn (gồm các nội dung theo dõi chất lượng học sinh, dự giờ, ghi chép sinh hoạt chuyên môn) hoặc tách riêng sổ theo dõi chất lượng học sinh;

c) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc dùng chung với sổ theo dõi chất lượng học sinh);

d) Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).

Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ, hồ sơ sổ sách của giáo viên đã được giảm đáng kể, chỉ còn 3 loại (trừ giáo viên Tổng phụ trách đội). Nhưng nghĩ thế mà không phải thế bởi cái phần mở ngoặc, đóng ngoặc mà dự thảo lưu ý rất mù mờ, hiểu và vận dụng thế nào cũng được.

Với thói quen chỉ đạo máy móc, cứng nhắc như hiện nay của các cấp quản lí giáo dục cộng với bệnh thành tích thì ai dám đảm bảo rằng sổ sách của giáo viên sẽ chỉ dừng lại ở con số 3?

Y Nguyên