Người trong cuộc nói về con số 7,3 triệu đồng

(Dân trí) - Sau hàng loạt bài viết về mức lương bình quân 7,3 triệu đồng/tháng của cán bộ EVN chúng tôi có được thêm những thông tin khá bất ngờ về con số tốn nhiều giấy mực từ những người trong cuộc...

“Có tiếng mà không có miếng”

 

Trước những phản hồi gay gắt từ phía dư luận cho rằng EVN quá tham lam bởi mức lương 7,3 triệu đồng/tháng của cán bộ ngành điện là niềm mơ ước của biết bao người, khiến những người trong cuộc phải lên tiếng để họ không tiếp tục sống trong cảnh “có tiếng mà không có miếng”…

 

“Đâu phải ai trong nghành điện lương cũng 7,3tr đâu? Mọi người phải nhìn vào nhiều khía cạnh chứ. Còn EVN kêu thua lỗ là không đúng? đấy chỉ là mức lương trung bình còn thử hỏi công nhân không có bằng cấp bình thường thì được bao nhiêu? trong khi mức độ rủi ro cao, thường xuyên phải leo trèo, đối mặt với nguy hiểm bất cứ lúc nào…” -  Nick Móm: mom_yeu_vo@yahoo.com giải thích.

 

“Mọi người đều nói sai hết. Tôi 17 năm công tác trong ngành điện, bây giờ một tháng lĩnh được 4tr7 thôi. Còn những người mới làm 5-6 năm thì có 2,7-3tr thôi. Thật tội nghiệp, có tiếng mà chẳng có miếng. Đừng nói nữa thêm buồn. Cám ơn nhiều” - tran van hai: tranhai.ha2011@gmal.com phân trần.
 
Người trong cuộc nói về con số 7,3 triệu đồng - 1

Lương ngành điện cao vì đặc thù nguy hiểm và độc hại (nguồn ảnh: internet) 

 

Là người có thâm niên trong ngành điện Hạ trắng: ha.htcompany@gmail.com khẳng định chưa bao giờ lương ở đạt mức 7,3 triệu đồng: “Làm ngành điện hơn 20 năm, nay tôi là công nhân bậc cao nhưng lương chỉ xấp xỉ 4,5 triệu/tháng. Với tôi như thế là ổn, chứ làm gì có lương 7,3 triệu. Tôi thì chấp nhận được, chứ anh bạn thân của tôi, nay cũng là sếp trực tiếp của tôi. Anh ta là người trẻ nhưng khá giỏi, là GĐ một Điện lực nơi tôi làm việc. Nói là GĐ, kỹ sư bậc 6/8, công tác trong ngành hơn 15 năm, quản lý hơn 120 CBCNV, doanh thu tiền điện của đơn vị hơn 25 tỷ đồng ... nhưng lương của anh chỉ xấp xỉ 5,5 triệu/tháng. Nếu xem khối lượng công việc mà anh đang làm thì thật là thương, vì anh được trả thù lao không thỏa đáng. Nhiều lúc tôi hỏi, vì sao anh không xin việc làm tại những nơi khác có lương cao hơn, anh ấy chỉ cười và trả lời: "Mình đã gắn bó với ngành điện lâu rồi, hơn nữa mình còn nợ các anh đi trước nhiều vì mình trưởng thành cũng nhờ từ các anh ấy".Nếu các bạn thử so sánh lương của anh ta với lương của các GĐ, trưởng phòng các ngân hàng, các ngành khác như dầu khí, xăng dầu ... thì đáng thương cho anh ta thật đấy!!! Còn lương của các sếp lớn của EVN thì mình không rõ lắm”

 

Bên cạnh đó độc giả này cũng chia sẻ thêm về những vất vả mà những nhân viên của ngành điện phải đối mặt để mọi người thay đổi cách nhìn về công việc này: “Nói về ngành điện, đây là ngành khá nặng nhọc, nguy hiểm, nhất là những lúc mưa, bão, lụt ....; làm công tác trực tiếp hay quản lý trong ngành điện khá vất vả, nhưng chẳng ai biết cả; vì ngành điện lâu nay trong mắt mọi người là ngành độc quyền, nhân viên cửa quyền ... Ôi thôi, những việc đó đã qua rồi, đơn vị tôi đang công tác thực hiện theo ISO 9001:2008, văn hóa doanh nghiệp... và tất cả các công việc đều hướng đến khách hàng.

Tôi nghĩ mọi việc so sánh là khập khiễng nhưng với giá điện và chi phí trả tiền điện hiện nay của các gia đình là không quá cao (trừ các gia đình khá giả có điều hoà, máy nước nóng ..)… Ôi thôi, quá nhiều việc để bàn phải không các bạn, nhưng mình mong các bạn hãy nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn, đặc biệt đối với ngành điện hiện nay”.

 

“Tôi đồng ý với độc giả có địa chỉ email candydl@ymail.com rằng: Gia đình tôi cũng có người công tác trong ngành điện 3 năm nay nhưng làm gì có chuyện lương trung bình 7,3 triệu đồng, tính cả lương thưởng đi nữa cũng không ra con số ấy. Còn đi lấy con số lương trung bình toàn ngành kể cả ông bé ông lớn với mấy anh công nhân rồi cho rằng lương của ngành điện cao hơn ngành nghề khác, rồi xuất hiện bao nhiêu cái comment cho rằng những người đang công tác trong ngành điện thế này thế kia thì không nên tý nào. Con số 7,3 triệu và vấn đề không đủ sống dường như trở thành tội đồ để mọi người lên án nhưng những người công nhân, thợ điện thì họ có tội tình gì đâu cơ chứ... Rõ ràng họ đang bị gán cho cái mức thu nhập oan...” - Cún con: cuncondangyeu@yahoo.com ấm ức. 

 

Thậm chí một bạn đọc với nick hoàng hạnh: hanhtamvb@yahoo.com có chồng làm trong ngành điện cũng phải lên tiếng thanh minh cho sự “oan ức” của chồng về con số 7,3 triệu đồng kèm câu hỏi ngỏ: “Tôi là giáo viên, chồng là công nhân điện lực. Lương của tôi hiện thấp hơn lương chồng. Nhưng nói từ 2009 lương ngành điện bình quân đã là 7,3tr, giờ chắc chắc cao hơn thì...! Đúng thì có đúng, với lãnh đạo thôi. Chứ công nhân bình thường như chồng tôi, làm việc vất vả “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” nhiều khi đi làm từ mờ sáng, đến 3,4h chiều chưa được ăn cơm nhưng lương cũng chỉ nhiều lắm là 4,8tr/tháng (nếu hiệu suất kinh doanh cao), còn thì phổ biến ở mức 4tr/tháng... Lương cao như vậy, tôi không hiểu lấy lương của ai cộng với cộng nhân để ra số bình quân đó nhỉ?”

 

Mọi sự so sánh đều khập khiễng

 

Không đồng tình với cách so sánh sự độc hại của ngành điện với các ngành khác, Huỳnh văn sơn: thuannamson@gmail.com phân tích dưới góc nhìn của người trong ngành: “Nếu trừ một số nhân viên ngồi ở văn phòng ra thì đa số những kỹ sư, công nhân đều trực tiếp làm việc trong môi trường điện độc hại. Đó là chưa nói tại các nhà máy phát điện, và truyền tải lớn thì mức độ độc hại càng lớn. Chưa nói đến sự nguy hiểm khi làm việc với điện - một sai sót nhỏ cũng phải trả giá bằng mạng sống. Ngành điện là ngành đặc thù đòi hỏi sự cẩn thận cao, áp lực cao vì nếu xảy ra sự cố là không phải nguy hiểm và tổn thất cho 1 người, cho 1 nhà mà có khi con ảnh hưởng cả tỉnh, thành phố và chuyện truy cứu trách nhiệm hình sự không phải là chuyện hiếm. Với đặc thù công việc vậy so với những người viên chức ngồi văn phòng khác liệu mức lương đó có quá đáng không? Mà đó cũng chỉ là mức lương trung bình chứ đâu phải toàn ngành, còn nói các sĩ quan kỹ sư khác tuy cũng la ngành đặc thù nhưng cái nguy hiểm và áp lực không đè lên họ từng ngày. Nếu so sánh thì chỉ nên so sánh nghành điện với các chiến sĩ đặc công đi phá bom thôi!”

 

Tương tự, Gia Minh: giaminh@gmail.com viết: “Nhiều ngày qua thấy đa phần đều thắc mắc vấn đề lương ngành điện, nhưng đó chỉ là các CBCNV làm tại các Thành phố trực thuộc trung ương mà thôi, chứ lấy đâu ra có được điều ấy tại các tỉnh. Tôi làm ngành điện đã được 5 năm rồi mà lương đến bây giờ mới chỉ đạt khoảng 4tr/tháng. Có quá nhiều người bức xúc và so sánh, nhưng theo tôi mọi sự so sánh đều khập khiễng. Sao mọi người không so sánh với công việc và độ nguy hiểm? CB của Viettel và các ngân hàng 20tr/tháng thì có ai kêu không? Thậm chí tôi có quen cô bạn bên bảo hiểm, Bác sỹ thì lương họ còn khủng hơn rất nhiều? Làm gì có chuyện "Ngồi mát mà đòi ăn bát vàng". Tôi đã từng làm nghề GV nên cũng biết nếu xét theo lương thì chẳng ai nói gì được vì cứ hệ số x mức lương tối thiểu thì ra ngay, nhưng xét theo thu nhập thì bình quân cũng được 10tr/tháng đấy. Thử hỏi xã hội này có ai giám công khai phần thu nhập hay không?”

 

Trong hàng trăm phản hồi gửi về cũng có không ít những ý kiến cho rằng nếu mức lương 7,3 triệu đồng/tháng là sự thật thì điều đó cũng hoàn toàn hợp lý với những người phải ngày ngày đối mặt với nguy hiểm rình rập như nguyễn thi quốc: quocnguyen_calidn@yahoo.com nhận định:

 

“Theo tôi, mức lương trung bình là 7,3t một tháng là rất xứng đáng với họ. Một công nhân trực trạm thức đêm và tiếp xúc với máy móc như thế thì khả năng bị vô sinh của họ rất cao. Và nguy hiểm họ phải đối mặc hằng ngày. Và mỗi lần thi nâng bậc cũng rất khó khăn, so với bác sĩ hay giáo viên thì lương họ có nhiều hơn nhưng tôi nghĩ họ rất xứng đáng được hưởng như vậy, thậm chí có thể cao hơn. Mà không phải ai cũng được hưởng mức lương ấy”.

 

Trần Bách