Ý kiến chuyên gia
Nghĩ về những bất cập ở Thông tư 08 (1988)
Với trào lưu hiện thời, phương thức nào không hiệu quả thì ta bỏ. Để tối ưu hóa các ràng buộc. Đồng thời có lẻ cũng đừng quên mục đích của giáo dục là khai phóng.
Không ít nhà giáo trong nước đang băn khoăn, không đồng tinh về việc cảnh cáo học sinh trước toàn trường
http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/chuyen-gia-giao-duc-canh-cao-hoc-sinh-truoc-toan-truong-giong-dau-to-3304636.html
Bài báo này, ở phần cuối bài có liệt kê các hình thức phạt học trò theo thông tư 08:
- Khiển trách trước lớp
- Khiển trách trước hội đồng kỷ luật của trường
- Cảnh cáo trước toàn trường
- Đuổi học một tuần lễ
- Đuổi học một năm
Dưới góc nhìn xã hội học, tất cả các hình phạt này đều là những bạo hành xã hội và bạo hành biểu trưng.
Xin nhắc sơ lượt, bạo hành có thể là
- Bạo hành thể xác như đánh đòn hay phạt phải nhịn đói, không được ăn uống,..
- Bạo hành tâm lý như la mắng, chê, tạo áp lực, đàn áp
- Bạo hành xã hội như làm nhục trước mặt người khác, bị khai trừ ra khỏi nhóm
- Bạo hành có tính biểu trưng như truất quyền công dân, bị từ bỏ vị trí con cái trong nhà, ...
Dĩ nhiên, có những hình thức bạo hành vừa thể xác vừa xã hội hay biểu trưng.
Bị mắng ngay thanh thiên bạch nhật là một bạo hành thuộc vào cả bốn loại và bạo hành này để lại cho nạn nhân những thương tổn lâu dài.
Quyền được đi học là một quyền căn bản. Philippe Perrenoud từ gần hai mươi năm nay đã viết về quyền này
http://dantri.com.vn/ban-doc/10-quyen-khong-xoa-bo-duoc-cua-nguoi-di-hoc-1300020787.htm
Hai hình thức đuổi học trò, một tuần hay một năm, thì thật khó chấp nhận được.
Khiển trách trước lớp hay cảnh cáo trước toàn trường là giết chết bản thể cá nhân của trò bị phạt. Trò bị đưa ra trước bạn bè và thầy cô như thế sẽ cảm thấy bị nhục nhã vô cùng và sẽ không còn dám nhìn ai hết.
Hơn ba mươi năm nghiên cứu xã hội học về giáo dục tôi chưa thấy trường nào ở Bỉ có những hình phạt này.
Có một lần, tôi được biết trường hợp của một giáo viên có thói quen gọi học trò bằng những biệt danh (xấu hay tốt: trò giỏi thì là “Einstein thứ nhì”, trò kém thì “ngu như dưa chuột” hay “chậm như rùa”) ... Kết quả là giáo viên ấy bị chuyển sang một chỗ không có tiếp xúc với học trò.
Ta đang có chương trình cải tổ toàn diện giáo dục. Có lẻ phải thừa cơ hội xem lại triết lý của giáo dục, phương pháp sư phạm trong đó có các biện pháp chế tài học trò.
Có lẻ ai trong chúng ta cũng đã đọc qua mục đích giáo dục của UNESCO : học để biết, học để làm và học để sống với người khác.
http://hocthenao.vn/2013/06/07/vai-suy-nghi-ve-viec-hoc-nguyen-huynh-mai/
Nhà giáo dục Philippe Meirieu thêm vào “học để hạnh phúc”.
http://huynhmai.org/2014/09/02/philippe-meirieu-va-niem-vui-cua-hoc-tap/
Triển khai các chủ đích này ta sẽ cấu trúc chương trình tùy theo khả năng nhu cầu trình độ của trò.
Cũng tùy theo các đặc thù của trò, tuổi tác, giới tính, tâm lý, khả năng, ... mà ta sẽ uyển chuyển tìm phương pháp dạy và học thích ứng nhất cho trò, lấy trò làm trung tâm.
Trường là nơi để trò học chứ không nên là nơi phạt học trò. .
Đồng ý, nhiều câu hỏi sẽ dồn dập : Thế phải làm sao với các trò cá biệt?
Xin thưa là ở Bỉ, nơi tôi sống và đã đi dạy trong hơn ba mươi năm, hay bất cứ ở đâu cũng đều có những trò cá biệt, không tuân thủ kỷ luật nhà trường. Nhưng một người thầy làm đúng nhiệm vụ của mình là một người thấy biết trò nào cá biệt, tại sao các em cá biệt và cá biệt đến bực nào. Sau đó, bất cứ khó khăn nào cũng có giải pháp. Cái cần là đi tìm giải pháp chứ không phải nhất cử nhất động nghĩ ngay đến chế tài.
Cho các em trực tiếp can thiệp vào cấu trúc của bài học, học một cách tích cực là:
- “Tháo ngòi nổ” cho trò hết cá biệt vì chính các em đóng vai diễn viên chính trong lớp học.
- Đối thoại để hiểu các em và tìm cách giải quyết những khó khăn cá nhân của các em trước kho các khó khăn ấy bùng nổ thành nổi loạn.
- Bỏ chấm điểm chế tài và thay vào đó bằng những đánh giá đào tạo hay đẩ cho các em tự đánh giá. Được tin cậy, các em sẽ “trưởng thành” ngay và cố gắng xứng đáng với tin cậy của thầy và của trường.
- Bỏ xếp hạng cao thấp để tăng đoàn kết trong lớp và bớt căng thẳng hay tran
h chấp, ngòi của nổi loạn.
Và còn nhiều phương thức khác...
Riêng một số ít trò có vấn đề về trí tuệ hay tâm lý thì bộ phận tâm lý học đường phải vào cuộc. Những trò này cần được giúp đở hay điều trị vì có phạt hay có lăng nhục trước cả toàn trường đi nữa thì cũng ... vô ích.
Với trào lưu hiện thời, phương thức nào không hiệu quả thì ta bỏ. Để tối ưu hóa các ràng buộc. Đồng thời có lẻ cũng đừng quên mục đích của giáo dục là khai phóng.
Nguyễn Huỳnh Mai