Nét đẹp thời xưa

(Dân trí) - Mùa xuân là mùa lễ hội. Cả nước vào hội, mỗi địa phương có một vẻ đẹp riêng. Những vẻ đẹp của phong tục tập quán, của truyền thống nghìn đời, của tâm linh tín ngưỡng qua tư liệu đã để lại cho hôm nay

Nét đẹp thời xưa - 1

Ảnh minh họa (nguồn ảnh: internet)

Có thể nêu lên về “cỗ Tết” ở mấy lễ hội được xem như những hiện tượng độc đáo.

Ngày xuân, lễ hội ở đền Bà Trưng ở Hát Môn thuộc tỉnh Hà Tây (cũ), nay là thành phố Hà Nội, có lệ cúng bánh tươi. Những mâm bánh trôi với bột tinh khiết, với chất ngọt cổ truyền, không pha các gia vị thời hiện đại được đặt trang trọng nơi bàn thờ để tưởng nhớ Hai Bà.

Rồi đến cỗ Tết ở Phú Điền, Thanh Hóa. Thời Bà Triệu dựng cờ khởi nghĩa chống quân Ngô có một sự tích được ghi lại là quân khởi nghĩa đêm tháng Chạp – gần ngày Tết – đi đánh úp quân Ngô. Trận này thắng to, khi trở về, quân sỹ hưởng bữa cỗ nguội. Sự tích này đã thành một tục lệ đẹp được lưu truyền nhiều thời. Cỗ máy với nhiều thức ăn ngon được dọn ra, nhưng quân sỹ lặng lẽ lên đường trong đêm – tuyệt đối bí mật – đánh thắng giặc xong mới về “nâng chén, ăn cỗ” thành ra “bữa cỗ nguội”.

Hội đền Cổ Loa là một hội to của Hà Nội thời An Dương Vương, ngày hội xuân vào dịp Tết cổ truyền có lệ làm món bún bung để cúng tổ tiên. Bún bung trở thành đặc sản cách đây đến nghìn năm có lẻ. Món bún bung ngày xưa nguyên chất. Bây giờ, món bún bung được chế biến nhiều kiểu nhưng vẫn gìn giữ các nguyên liệu cơ bản.

Bún bung, cỗ nguội, bánh trôi

Cỗ xuân truyền thống ngàn đời đã ghi

N.H