Bạn đọc viết:

Nên chăng cổ suý cho “đàn ông tính”?

(Dân trí) - Không biết bạo lực, sự gia trưởng, áp đặt… vẫn chưa đủ hay sao mà ai đó hình như còn muốn cổ suý cho “đàn ông tính” của đàn ông VN…? Quan niệm về nam tính, nữ tính theo khuôn mẫu vẫn còn phổ biến trong xã hội VN, mà qua các sản phẩm truyền thông công chúng nhìn thấy rõ nhất…<br><a href='http://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/dan-ong-viet-dang-bi-nu-tinh-hoa-952610.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Đàn ông Việt đang bị “nữ tính hóa”?</b></a>

(ảnh minh họa)
(ảnh minh họa)

 

Thao Griffiths: Nếu là toà soạn mình sẽ giật tít "tư thế bế con quyết định con bạn có  đồng tính hay không". Không bàn về khía cạnh khoa học của bài viết vì có quá nhiều suy diễn và thiếu bằng chứng, chỉ thấy giả thuyết của tác giả là: đàn ông VN “nữ tính” quá cần phải xem lại. Không biết bạo lực học đường, những vụ bạo lực ngoài xã hội, sự gia trưởng, áp đặt và bạo lực trong gia đình vẫn chưa đủ hay sao mà tác giả hình như còn muốn cổ suý cho “đàn ông tính” của đàn ông VN (coi khái niệm truyền thống về nam tính nữ tính như là khái niệm tác giả dùng trong bài này). Chị Khuat Thu Hong, Anh Hoang Tu, Nguyen Van Anh, và các bạn Thao Nguyen, Hoang Huong cho ý kiến nhé ^^

 

Binh Le: Vậy tìm hiểu xem ngày xưa các cụ bế mình kiểu gì, quay mặt ra hay vào, ngửa hay sấp, đứng hay ngồi để cho mấy nhà nghiên cứu còn thêm mấy… công trình khoa học.

 

Nguyen Tam: Chị nghĩ, nên tiếp tục phản hồi cho báo chí về những bài viết có lẽ nhiều suy đoán nhưng ít bằng chứng và lập luận khoa học này.

 

Nguyen Van Anh: Hờ hờ, việc mình phản hồi thế này có lẽ ít nhiều cũng giúp các nhà báo… nghĩ thêm một tí?

 

Thao Nguyen: Cần có người viết một bức thư (nửa trang cũng OK) rồi ký vào đó, rồi gửi cho Dân trí nhé?

 

Nguyen Van Anh: Quan niệm về nam tính, nữ tính theo khuôn mẫu vẫn còn phổ biến trong xã hội Việt Nam, mà qua các sản phẩm truyền thông là phần công chúng nhìn thấy rõ nhất…

 

Điện Biên: Mới nhìn từ khía cạnh một chiều.

 

Nguyen Van Anh: Mình đã đọc bài này, thấy có nhiều khía cạnh tích cực. Bạn phóng viên có ý tốt nhưng có lẽ do chưa  đọc có hệ thống, suy nghĩ kỹ để nói đúng cốt lõi của vấn đề thành ra trích dẫn các ý kiến hơi lộn xộn. Lại nương theo trích dẫn ấy nên lập luận có vẻ… lủng củng. Vẫn ghi nhận dụng ý tốt.

 

Pham Ngoc Duy: Theo em, để bình luận được về các luận điểm trong bài báo, cần bắt đầu từ làm rõ các khái niệm bằng cách trả lời các câu hỏi: đàn ông là gì? phụ nữ là gì? giới tính là gì? đàn ông tính là gì? nữ tính là gì?.... Dựa trên cách hiểu các khái niệm này thì mới bàn tới tính đúng, sai, hợp lý, có căn cứ của các luận lý được. Theo quan điểm của em, đàn ông tính và xu hướng gia trưởng, bạo lực, cướp, giết, hiếp là các phạm trù khác nhau. Do vậy một số luận điểm trong bài báo như người cha tham gia nhiều hơn vào quá trình dạy dỗ con cái, đặc biệt là con trai cũng hợp lý. Miễn sao quá trình đó không truyền các tính xấu của người cha tới con trai. Cá nhân em học hỏi được nhiều từ người cha của mình. Tất nhiên, mẹ em cũng có ảnh hưởng lớn tới em.

 

Nguyen Tam: mình vừa comment vào mục ý kiến bạn đọc ở cuối bài. Chờ xem các bạn có "cho" ý kiến đó lên không. Bạn tác giả này chắc không thấy có vấn đề về ghét nữ tính/yêu nam tính mà đơn giản có lẽ là viết khi còn hơi thiếu kiến thức một chút…

 

Bố Bi Ben: Nâng cao dân trí bằng những bài thế này thì…
 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm