Bạn đọc viết:

Năng suất lao động Việt Nam thấp là điều hiển nhiên

(Dân trí) - Nói chung chúng ta vẫn kiểu làm việc vừa làm vừa chơi, làm việc theo kiểu tư duy lấy mối quan hệ áp đặt hiệu quả công việc, công nghệ thì lạc hậu (mặc dù đã tốt hơn nhiều so với trước đây)…nên kém hiệu quả.<br><a href='http://dantri.com.vn/kinh-doanh/vi-dau-mot-nguoi-singapore-lam-viec-bang-15-nguoi-viet-950186.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Vì đâu "một người Singapore làm việc bằng 15 người Việt"?</b></a>

(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)
 
Năng suất lao động không tính theo kiểu GDP bình quân mà tính theo thương số giữa GDP trên số lao động làm việc (hoặc là thời gian làm việc). Như vậy, rõ ràng nếu 1 nhân viên (công nhân) làm việc 8h nhưng thời gian thực tế anh ta làm chỉ 4h (trong khi nước tiên tiến 8h làm việc thì thực tế họ cũng làm đến 7h). Đồng thời công nghệ chúng ta yếu, nếu 1h máy móc chúng ta làm ra 10 sản phẩm thì ở các nước tiên tiến học làm ra 100 sản phẩm nhờ công nghệ tốt hơn.

 

Ngoài ra, cơ cấu kinh tế chúng ta nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong số tổng lao động làm việc, nhưng mà nông nghiệp chúng ta lại quá thiếu công nghệ nên giá trị tạo ra cũng rất thấp, thông thường tính theo bình quân thì 1 anh kỹ sư sẽ tạo ra giá trị gấp gần 10 lần anh nông dân. Chính vì lý do trên nên năng suất lao động của chúng ta rất thấp. Nói chung chúng ta vẫn kiểu làm việc vừa làm vừa chơi, làm việc theo kiểu tư duy lấy mối quan hệ áp đặt hiệu quả công việc nên kém hiệu quả, công nghệ thì lạc hậu (mặc dù đã tốt hơn nhiều so với trước đây). Do đó chúng ta bị xếp vào nhóm năng suất thấp, theo tôi là hiển nhiên.

 

Pham Nhat:  phamtnnat16@yahoo.com 

 

Tôi nghĩ nói chung chung như vậy là không được. Bản thân tôi và nhiều người đang làm trong doanh nghiệp nước ngoài, tôi luôn phấn đấu trong công việc và ngoại ngữ. Tôi thấy tôi chẳng thua kém gì các bạn đồng nghiệp ở Singapore hoặc Malaysia. Nếu có thua tôi chỉ thua ở hai điểm: Khả năng tiếng Anh (vì các bạn đó học từ nhỏ nên sử dụng như tiếng mẹ đẻ) và thu nhập (vì tôi làm ở Việt Nam). Nên nhìn sâu sát vào vấn đề.
 
Tôi đã làm việc với nhiều doanh nghiệp nhà nước, thấy nhìn chung họ chỉ giỏi... họp hành, những việc không đâu cũng họp gây lãng phí thời gian. Và làm nhà nước thì các bạn biết rồi: sáng xách cặp lên, chiều về sớm, tụ tập ăn nhậu... Nguyễn Văn Lộcloclegend@gmail.com
Đa số công ty nước ngoài cũng như liên doanh với nước ngoài họ tuyển lao động theo tiêu chí:

 

+  Phần đông công nhân không cần tốt nghiệp đại học, chỉ cần tốt nghiệp THPT. Đủ sức  khỏe, nhanh nhẹn, cần cù, chấp hành kỷ luật. Hoạt động chân tay phản xạ tốt, mọi thao tác làm việc được theo qui trình chuẩn của dây chuyền sản xuất với công nghệ cao. Mọi người không cần phải nghiên cứu sáng tạo, chỉ cần chăm chỉ lao động với những thao tác rất đơn giản mà kết quả năng suất lao động cao.

 

+ Số rất rất ít là cán bộ kỹ thuật và quản lý được tuyển lựa rất kỹ lưỡng với tiêu chí có trình độ đại học theo đúng nghĩa.

 

Còn ở Việt Nam trong rất nhiều các công ty và tập đoàn có nguồn gốc vốn nhà nước, thì từ cô văn thư cũng phải có bằng đại học, chứng chỉ vi tính, chứng chỉ ngoại ngữ... Công nhân cũng phải có đủ các loại bằng cấp để vận hành những thiết bị thật ra là còn lạc hậu. Công ty có 500 người thì có đến 100 và hơn nữa cho bộ phận quản lý và gián tiếp.

 

Sắp tới bộ GDĐT lại giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường đại học, cộng thêm với tính thần hiếu học thoát nghèo của dân ta thì có lẽ thế hệ sau này ai cũng có “bằng đại học”, ai cũng có  trình độ quản lý...

 

Và muốn đủ các loại bằng cấp để thi vào các đơn vị của nhà nước thì có lẽ phải học đến năm... 30 tuổi. Chưa nói đến chất lượng đầu vào tràn lan, cộng thêm tiêu cực thì đầu ra không thể có chất lượng được. Tôi dự đoán là thế.

 

Nguyen Dinh:  nguyendinh012014@gmail.com 

 

Tôi muốn hỏi Bộ LĐTBXH định nghĩa giúp tôi năng suất lao động là gì? Cách tính như thế nào và muốn năng suất lao động cao thì cần những yếu tố nào?  Mà muốn giải được bài toán này thì theo tôi các vị nên bỏ cách làm cũ (bị dư luận coi là "trên trời") đi tất sẽ đạt được. Một người nước ngoài vận hành được 5 máy, mỗi máy làm nhanh gấp 10 đến 50 lần người làm thủ công. Như vậy đương nhiên hiệu suất lao động, năng suất lao động sẽ cao. Nhưng muốn đạt được như họ đầu tiên phải đổi mới công nghệ sản xuất và kèm theo đó là người vận hành dây chuyền ấy.
 

Nhưng hãy nhìn lại cách đào tạo nghề của nước ta xem. Đa phần chỉ đào tạo cho có chứ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn công việc. Lý do chính là đào tạo tràn lan chỉ lo số lượng chứ chưa quan tâm đến chất lượng. Nếu như mọi yếu tố tương đương, tôi nghĩ năng suất lao động của người VN có thể sẽ cao hơn rất nhiều kể cả so với Hàn Quốc. Công nghệ và đào tạo tốt thì năng suất lao động sẽ cao.

 

Theo tôi đào tạo được 1 công nhân giỏi còn hơn đào tạo được 10 công nhân không có kỹ năng nghề. Cả đất nước Hàn Quốc chỉ có chưa đầy 50 trường nghề mà VN có cả vài nghìn trường nhưng tại sao chất lượng học viên lại quá kém như vậy? Tôi đã từng là một học sinh học nghề và cũng từng dạy nghề nên tôi rất hiểu tình trạng này. Mong hãy quy hoạch và đầu tư một cách có hiệu quả hơn trong lĩnh vực đào tạo nghề, đừng để những đồng tiền thuế của dân đóng góp cứ bị sử dụng lãng phí như hiện nay...

 

Trần Mạnh Hồng:  hongtm19@gmail.com