Bạn đọc viết:
Lối ra cho giao thông đô thị VN – kinh nghiệm New York
(Dân trí) - Nếu thực lòng các cơ quan chức năng muốn tìm một lối ra cho giao thông đô thị Việt Nam, thì tôi nghĩ cần nghiêm túc nghiên cứu kinh nghiệm từ thành phố New York (Mỹ). Tại sao là New York chứ không phải Bangkok, Bắc Kinh, Jakarta hay thành phố nào khác?
- Mặc dù khác biệt về trình độ phát triển, nhưng New York sẽ là cái mốc mà các đô thị lớn ở Việt Nam tiến đến trong vòng 50 năm nữa. New York sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng tầm nhìn.
- Những giải pháp mà Bangkok, Jakarta, Bắc Kinh v.v. được kiểm chứng là chỉ có tác động ngắn hạn, tạm thời. Ví dụ, Bangkok đã tiêu hàng núi tiền để chiến đấu với nạn kẹt xe tồi tệ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, tưởng đã giải quyết xong, giờ giao thông ở thành phố này đang… trở lại như ngày xưa. Trong khi đó, trật tự giao thông ở New York được duy trì khá vững chắc trong nhiều thập kỷ qua.
- New York có nhiều điểm chung với các thành phố lớn của Việt Nam. Thành phố này cũng có tổng diện tích 790 km2; dân số khoảng 8 triệu người; vùng lõi (Manhattan) có diện tích 59 km2 với 1,6 triệu cư dân sinh sống; mật độ tập trung dân khá cao với nhiều nhà cao tầng và giá bất động sản ngất ngưởng.
Nhiệm vụ chính của giao thông ở Manhattan - vùng lõi của thành phố là:
+ Đưa 2 triệu người đi làm mỗi ngày. Trong số này có tới 70% là những người không sống ở đây.
+ Phục vụ 8 triệu khách du lịch, thương gia từ nơi khác tới.
+ Phục vụ cho hàng trăm văn phòng của các cơ quan ngoại giao của Liên hiệp quốc đóng ở đây.
Hệ thống giao thông công cộng ở New York:
+ Tàu điện ngầm: có 24 tuyến với 6.400 toa tàu, chuyên chở 5 triệu lượt hành khách mỗi ngày.
+ Xe buýt: gần 6 ngàn chiếc, 338 tuyến và chuyên chở 2,1 triệu lượt khách mỗi ngày.
+ Đường sắt trên mặt đất: 2.390 toa, 16 tuyến cho khoảng 2% lượng người đi lại.
+ Taxi: 13 ngàn chiếc, phục vụ khoảng 1% nhu cầu đi lại trong thành phố.
Chính quyền thành phố và nhân dân đã đạt được gì?
Chính quyền và nhân dân thành phố đã làm gì?
+ Quyết tâm duy trì an ninh cho các hệ thống giao thông công cộng. Thành phố có lực lượng cảnh sác riêng trực thuộc MTA - cơ quan quản lý giao thông thành phố. Lực lượng này tuần tra, giải quyết các rắc rối, bảo vệ trật tự về mặt xã hội, bảo vệ an toàn, an ninh cho hành khách trên các phương tiện hay tại các ga, bến xe.
Từ những thông tin trên ta thấy:
- Vấn đề giao thông nội đô phải là những giải pháp đồng bộ. Những biện pháp hành chính đơn thuần (ví dụ, những lệnh cấm duy ý chí) không có tác dụng và không bền vững. Những biện pháp mang tính kinh tế sẽ giúp người dân tự lựa chọn phương tiện giao thông cho mình và lựa chọn sở hữu phương tiện.
- Xe buýt chưa phải là phương tiện giao thông công cộng lý tưởng: Nếu Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh đã đáp ứng được 10% nhu cầu của người dân thì đó đã là cái ngưỡng cao, khi trên mặt đất đã không còn đất làm đường cho xe đi.
- Giải quyết tốt vấn nạn giao thông đô thị, chính quyền và nhân dân các đô thị sẽ được hưởng lợi, kể cả về tiền bạc và những lợi ích khác.
email: ho_danghoa@yahoo.com