Lắm ý kiến về chuyện nông dân bón xi măng cho lúa

(Dân trí) - Chúng ta hãy chờ xem ý kiến của các nhà khoa học như thế nào.

>> Chuyện lạ: Nông dân thi nhau bón xi măng cho... lúa!


Minh họa: Ngọc Diệp

Minh họa: Ngọc Diệp

Ông Lê Văn Nuôi – một nông dân ở xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, phát hiện đám rau gần chỗ thợ rửa dụng cụ làm hồ khi xây nhà xanh tốt lạ thường, ông liền thử nghiệm lấy xi măng bón lúa, lúa xanh tốt bất ngờ. Ông thử nghiệm với dành một luống lúa, dùng xi măng kết hợp với phân urê rải chung thì thấy luống lúa này xanh tốt hơn các luống lúa khác. Một số hộ nông dân khác ở xã Long Hậu, Hòa Long… thấy vậy cũng bắt tay vào thử nghiệm dùng xi măng bón cho lúa, hoa màu và họ đều có chung nhận định là lúa tốt, có năng suất cao.

Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Lai Vung cho biết việc dùng xi măng bón cho lúa đúng là chuyện lạ thật!

Bạn đọc Nguyễn Minh Trung cũng cho rằng: “Những chuyện lạ,ý tưởng lạ thường mà hiệu quả, chỉ có thể được phát minh và sáng chế ra từ những Nông Dân Chân Đất.”

Bạn đọc cho rằng chuyện này đâu có lạ:

Bạn đọc Hồng Chiêu muasamacdudoi@yahoo.com khẳng định: “Chuyện này nông dân áp dụng lâu lắm rồi, chắc hơn 10 năm. Trong xi măng có vôi làm hạ phèn và hạn chế ngộ độc hữu cơ, lúa phát triển tốt là chuyện bình thường có gì đâu mà lạ. Mỗi năm bón vào vụ hè thu là tốt nhất không ảnh hưởng gì đến chất lượng và môi trường.”

Một số bạn đọc cũng dựa trên cơ sở khoa học để phân tích. Bạn Thanh Minh phanminhphat@Yahoo.com cho rằng: “Bản thân thành phần xi măng cũng có rất nhiều chất muối hóa học khác nhau. Việc dùng xi măng bón ruộng chẳng khác gì dùng phân vô cơ bón ruộng hết. Không có cái gì lạ cả. Có lạ chăng là sao lúa hấp thu xi măng và phát triển tốt hơn phân. Như vậy tại xi măng tốt hay tại phân bón nước ta trước nay có vấn đề. Một mối lo nữa là lúa "ăn" xi măng như vậy có an toàn không? Sử dụng xi măng có gây hệ lụy môi trường không? Đừng vì chút lợi ích trước mắt mà không tính toán kỹ!”

Bạn đọc Ý Liên ngothiyenly84@gmail.com: “Tôi nghĩ đám rau xanh một phần là xi măng nhưng phần lớn là vôi. Nhờ có nước + vôi chảy qua rửa đi phèn nên đám vôi xanh tốt.”

Bạn đọc P.T.H dhts.qn@gmail.com : “Đất chua phèn có một quá trình hình thành đặc biệt. Trong đất có chứa nhiều hợp chất sunphua chủ yếu là pirit. Đất axit sunphuaric nếu để khô có đặc tính rất chua, trong đất có những đốm màu vàng đó là các muối sunphát sắt nhôm. Nhân dân Nam Bộ thường gọi là đất phèn. Cơ chế quá trình biến đổi đất phèn: Trong quá trình nước luôn chuyển, FeS2 kết hợp với Oxy tạo nên hợp chất sunphát Fe2 S2- 2O2 = Fe2 S6 O4 2- Ap dụng phương trình tổng quát trên đất phèn 2FeS2 7O2 2H2O = 2FeSO4 2H2SO4 Tương tự như thế, trong đất phèn có các muối sunphát FeSO4, Fe2(SO4)3, Al2(SO4)3, Na2SO4, K2SO4, MgSO4, KFe3(SO4)2(OH)6 . Các hợp chất trên ngoài H2SO4, đa số còn lại khi thủy phân cũng cho H2SO4 nên đất và nước trở nên rất chua. FeSO4 2H2O « Fe(OH)2 H2SO4 Do đặc điểm của quá trình hình thành đất phèn, trong đất có hàm lượng sun phát cao. Ngoài ra do ảnh hưởng của sự xâm nhập của nước biển qua các cửa sông lớn, trong thành phần của nước có một lượng muối nhất định. Khi bón xi măng làm giảm độ phèn của đất, phân trộn kèm sẽ tiếp xúc trực tiếp vào đất và làm cho đất tốt hơn, cây phát triển mạnh mẽ hơn.”

Bạn đọc Van Cao vancao@gmail.com: “Nông dân đã dùng vôi để bón ruộng từ lâu rồi, trong cimen vẫn còn một lượng vôi tự do .Nếu vậy dùng vôi hay ximăng chất lượng thấp (ximăng lò đứng) thì kinh tế hơn.”

Tuy nhiên có không ít bạn đọc lo ngại:

Bạn đọc Phu Luong phuclv2010@gmail.com: “Đừng đùa, bón vài ba lần, hàm lượng xi măng đủ lớn sẽ làm cứng đất đấy, khi đó lại mất công cải tạo.”

Bạn đọc Hải Dương nthach1@yahoo.com: “Chết thật. Xi măng là chất đông cứng nếu chỉ bón một vài lần thì có thể có tác dụng vì có vài khoáng chất trong xi măng sẽ cải thiện nguồn nước. Nhưng nếu bón liên tục thì sẽ làm chai cứng mặt bùn hoặc đông cứng tầng đất canh tác. Đề nghị các nhà quản lý mau vào cuộc, nếu không thì lại như con ốc bưu vàng thì khổ”

Bạn đọc Phu Luong phuclv2010@gmail.com: “Đừng đùa, bón vài ba lần, hàm lượng xi măng đủ lớn sẽ làm cứng đất đấy, khi đó lại mất công cải tạo.”

Bạn đọc Cà Phê Đắng: “Không may làm hỏng đất thì những mùa sau biết tính sao đây?”

Bạn đọc Samurai dohusa@gmail.com: “Ta lại hại mình thôi mà. Người ta  bón phân hữu cơ cho đất tơi xốp chăng thấy đâu, đằng này đi bón xi măng cho đất chai cứng thử hỏi một vài vụ sau năng suất sẽ như thế nào. Bộ Nông nghiệp không can thiệp sẽ có ngày dân ta đói.”

Bạn đọc Sơn Hà hasonap@gmail.com: “Được mấy vụ, sau đó ruộng sẽ biến thành sân bê tông hết cả thì sao?”

Bạn đọc Nguyên N_khacnguyen@yahoo.com: “Cần lưu ý thành phần xi-măng nhất là các chất phụ gia có ảnh hưởng tới chất lượng hạt lúa hay đất trồng trọt không?”

Trước những băn khoăn trên, nhiều bạn đọc mong muốn nghe ý kiến chính thức của các nhà khoa học:

Bạn đọc Tomb nam.pham.thanh88@gmail.com mong muốn các nhà khoa học vào cuộc để có kết luận sớm nên hay không nên: “Câu hỏi này nên dành cho các nhà khoa học. Trước dầu mỡ... giờ là xi măng lại tốt cho nông nghiệp. Vậy từ trước đến nay đạm, lân... nghiên cứu đến đâu?”

Bạn đọc Nguyễn Minh Đạo minhdao45.tamnong@gmail.com:  “Tôi nghĩ cán bộ nông nghiệp huyện, tỉnh nên nhanh chóng vào cuộc để nhờ các nhà khoa học nghiên cứu. nếu không đến một lúc nào đó đất của người dân sẽ biến thành bê tông hết thì người khổ nhất chính là người sáng kiến ra "lấy xi măng bón cho lúa"

Bạn đọc Nguyen Thi Thu Huong tnhuong0@gmail.com: “Các nhà khoa học cần nghiên cứu xem bón xi măng cho lúa lợi, hại thế nào. Nếu mặt lợi nhiều hơn hại thì khuyến khích nhân rộng, nếu ảnh hưởng đến chất lượng gạo có thể gây ung thư thì sao?”

Bạn đọc Dang Duyz dang_duyz@yahoo.com: “Sáng kiến của người nông dân là thế, vậy đúng hay sai? Xin được thỉnh cầu ý kiến của các vị Giáo sư, Tiến sĩ của ngành nông nghiệp để bà con ta tỏ tường.”

Bạn đọcAkiko akiko26@cablenet.ne.jp : “Hãy tìm chất gì có ở trong xi măng làm cây tốt, nếu bón xi măng, với thời gian thì đất có còn sử dụng được hay không,..? các nhà khoa học của VN ta trả lời đi, chứ để bà con nông dân ta sống trong phỏng đoán tới bao giờ đây!”

Vậy chúng ta hãy chờ xem ý kiến của các nhà khoa học như thế nào.

Nguyễn Đoàn (tổng hợp)