Bạn đọc viết:

Kiểm tra tải trọng xe: Ai “gỡ rối” cho người thi hành công vụ và dân?

(Dân trí) - Thực thi một chính sách cần nghiên cứu để khi thực hiện được nghiêm và chuẩn. Chính sách cần có tầm nhìn để không thể nay ban hành, tập huấn chưa xong thì mai lại ra chính sách mới. Dân đâu có thời gian để ngày đêm xem Nghị định, Thông tư, Luật sửa đổi…

Xe tải qua trậm cân tại Phú Yên (ảnh: Nhạn Sơn – Doãn Công) 
Xe tải qua trậm cân tại Phú Yên (ảnh: Nhạn Sơn – Doãn Công) 
 

Kiểm tra tải trọng xe ư, việc tưởng dễ nhưng xem ra sao vẫn lại… quá khó! 

Tôi thấy có những giải pháp đơn giản hơn nhiều nhưng hình như người ta không muốn làm (vì có lẽ là tâm chưa được sáng chăng)? Ví dụ:
1/. Không cho phép cơi nới thùng xe mà phải giữ nguyên trạng của nhà sản xuất.
2/. Xe chỉ được chở hàng trong phạm vi kích thước của thùng (bỏ quy định cho phép chở dài hoặc cao hơn thùng xe như các quy định hiện có). Hàng rời thì phải xếp thấp hơn chiều cao mạn.  

Bây giờ chúng ta có đủ loại phương tiện để chở hàng: hàng dài và nặng có xe sơmi; nặng ơn có tàu hỏa hoặc tàu biển. Quản lý vận tải nhà nước phải điều tiết chuyện này. Xe nào vi phạm thì phải phạt nặng, không cần phải đầu tư trạm cân thêm tốn kém và dễ nảy sinh tiêu cực. Tôi mong được Ban biên tập báo chuyển giúp ý kiến này tới Bộ trưởng GTVT và Ban ATGT Quốc gia, xem họ phản biện ra sao -  Nguyen Van Ba: nvba@yahoo.com.vn

 
Hiển nhiên chúng ta thấy xe quá tải làm hại đường như thế nào. Hàng ngàn tỷ, hàng trăm tỷ đầu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn trái phiếu và ODA mà dù nếu có dừng vay ngay bây giờ thì chắc cũng phải khoảng 20 năm nữa may ra mới trả hết nợ.

 

Tuy nhiên đầu tư đường, cầu để phục vụ ai? Chắc chắn là phục vụ nhân dân, doanh nghiệp kinh doanh vận tải rồi. Thế thì tại sao lại không có sự đồng bộ giữa tải trọng cầu và đường?
 
Tại sao cấp giấy đăng kiểm cho xe lưu hành mà công an lại cấm lưu hành? Tại sao vẫn cùng là xe HOWO, HUYNDAI có cùng công xuất mà đăng kiểm lại khác tải trọng...???

 

Theo tôi, có lẽ chúng ta nên chấp thuận những “cái đã rồi” để tập trung sửa sai, khắc phục hậu quả những gì đang còn tồn tại trong thể chế, tổ chức, bộ máy trước. Sau đó mới đến xử lý xe quá tải.

 

Không ai bảo thực hiện nghiêm phạt xe quá tải là không tốt, nhưng đã ai đi “gỡ rối” cho những người thi hành công vụ và dân chưa?

 

Thực thi một chính sách cần nghiên cứu để khi thực hiện được nghiêm và chuẩn không cần chỉnh. Chính sách cần phải có tầm nhìn để không thể nay ban hành, tập huấn chưa xong thì mai lại ra chính sách mới. Dân đâu có thời gian để ngày đêm xem Nghị định, Thông tư, Luật sửa đổi…

 

Cuối cùng là dân mong các bộ phận cán bộ thực hiện cũng vì nước vì dân một chút, đạo đức một chút, khoan tham một chút, gương mẫu một chút, thức tỉnh một chút và yêu nước một chút, cống hiến một chút... để cho dân đỡ khổ một chút!! 
 

Gù: phamdanguyen@gmail.com