Kê khai thông tin cá nhân: Khi niềm tin vẫn chưa trở lại...

(Dân trí) - Việc Công an Hà Nội yêu cầu dân khai thông tin cá nhân với 32 danh mục thông tin cần kê khai, lại gây ra những phản ứng trái chiều. Đặc biệt, hai tiêu chí chính “giảm phiền hà cho dân” và “bảo mật thông tin” bị đa số bày tỏ: rất khó tin tưởng!

(ảnh minh họa)
(ảnh minh họa)
 
Lý thuyết

 

Những người lạc quan nhìn nhận vấn đề từ hướng tích cực, song cũng không tránh khỏi có phần còn e dè khi bảo vệ quan điểm NÓI CÓ của mình với việc làm mà nói chung là về mặt lý thuyết thì xem ra  cũng khá thuyết phục:
 

“Nếu việc kê khai đúng theo đồng chí Phó Giám đốc CAHN nói thì đây là một việc tốt để giảm bớt các thủ tục hành chính. Thật sự mỗi lần tôi ra phường xin xác nhận lý lịch thật là mệt, hay việc cấp lại chứng minh thư (CMT) xin mấy anh công an hộ khẩu xác nhận thật là phức tạp và lâu” - Chí Trung: chitrung@yahoo.com

 

"… Mình ủng hộ việc CAHN quản lý công dân bằng dữ liệu điện tử. Các nước phát triển trên thế giới người ta quản lý = điện tử từ lâu rồi, giờ VN mình mới làm là còn hơi muộn. Gia đình mình cũng đã khai phiếu này rồi, mình thấy có bắt buộc phải nhập đủ 32 thông tin đâu, có những thông tin là không bắt buộc mà” - Trong:  ductrong189@yahoo.com

 

“Thực ra với 32 danh mục kê khai mà CAHN yêu cầu, tôi thấy cũng không có gì là quá lớn. Một phiếu điều tra xã hội học phục vụ cho một hoạt động nghiên cứu nghiêm túc, có thể có đến hàng trăm mục với hàng trăm câu hỏi. Nếu để phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia và đảm bảo giữ được bí mật thông tin, thì tôi cho việc này là đáng làm và đáng hoan nghênh vì TPHN đã đi đầu trong cải tiến này. Tuy nhiên, TPHN cũng cần lưu ý khả năng lộ bí mật…” - MrTuan:  mrtrongtuan43@gmail.com

 

“Được thế thì hay quá, em ở ngoại tỉnh không cần về quê xin xác nhận nữa. Chúc các anh mau chóng thành công!” - Trưởng Chi:  truongchi@yahoo.com

 

“Theo tôi, việc thu thập thông tin dân cư để tạo lập dữ liệu điện tử là phù hợp với công tác quản lý hiện nay, tạo điều kiện để làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, thuận tiện cho người dân” - Tran Do:  thiendo89@gmail.com

 

“Rất ủng hộ việc làm này của CAHN. Việc thu thập thông tin điện tử sau này khi hoàn thiện sẽ rất thuận lợi cho công tác quản lý. Ở nước ngoài khi dân đến làm hộ khẩu hay các thủ tục khác, chỉ cần đưa CMT cho nhân viên là được, rất nhanh và thuận tiện” - Truong Quang:  reddevilkr08@gmail.com

 

“Tôi thấy chủ trương thu thập thông tin công dân để giảm thủ tục hành chính là hoàn toàn phù hợp với quyền lợi của mỗi công dân. Tuy nhiên cảnh sát khu vực nên giải thích rõ những mục phải khai và không phải khai thông tin. Nếu công dân nào chưa yên tâm thì có thể mang trực tiếp phiếu thông tin đến nộp tại trụ sở CA là ok” - Minh:  leminh2410@yahoo.com
 

“Đúng vậy! Tôi cũng đã xem biểu mẫu 32 nội dung, thực tế nó chỉ là văn bản tổng hợp nhân khẩu, thân nhân, không có gì phải dấu giếm cả (với công dân nghiêm túc). Email thì có lẽ không cần thiết kê khai, nhưng nhóm máu nên kê khai. Về vấn đề bảo mật đã được quy định, trừ khi công dân vi phạm pháp luật. Đây là một cách quản lý hiệu quả. Thật tiếc nhiều thông tin trên mạng đã nói sai về tính nghiêm túc này” - Xuân Trường (Hạ Long):  daoxuantruong3@gmail.com

 

“Nói thì có vẻ vì lợi ích cho công dân, nhưng kết qủa thì phải chờ xem” -  Thanh Hung:  tranthuyhoa81@gmail.com
 
(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)

 

Thực tế

 

Lý thuyết luôn rất hay, nhưng đi vào thực hiện thì khoảng cách với thực tế ở VN ta thế nào dân biết rõ nhất qua muôn kiểu “bẻ hành, bẻ tỏi”, “nói vậy mà không phải vậy”…trong mọi khâu thủ tục hành chính. Nhiều khúc mắc nhất là xoay quanh 2 tiêu chính được đề ra là bảo mật và giảm phiền hà cho dân, lại được đưa ra mổ xẻ, cân nhắc, phân tích…

 

“Tôi đồng ý với quan điểm tránh phiền hà cho nhân dân. Nhưng các đồng chí đi vào thực tế xem, các cơ hành chính nhà nước có gây phiền hà cho dân không??? Thứ nhất là hộ khẩu do Công an cấp, CMT do Công an cấp. Vậy  khi làm các thủ tục như làm hộ chiếu, cơ quan Công an yêu cầu photo CMT hoặc làm các thủ tục khác cũng yêu cầu photo CMT, hộ khẩu nghĩa là sao? Việc thu thập thông tin cá nhân nhưng có áp dụng hay không là 1 vấn đề. Thứ 2 là có những thông tin cá nhân không nhất thiết phải cung cấp cho các cơ quan nhà nước. Đề nghị CAHN cần nghiên cứu thêm, vì làm như thế theo tôi là ảnh hưởng đến quyền con người” - TuânBC: phuongnguyenngoc52@yahoo.com

 

“Trong các loại thông tin này, tôi thấy có nhiều cái xâm phạm quá sâu vào quyền bảo vệ thông tin riêng tư của công dân. Mặt khác nhiều loại thông tin không có giá trị phục vụ cho công tác quản lý hành chính, thậm chí dễ dẫn tới sai lạc. Các thông tin đặc trưng cho mỗi cá nhân là những thông tin được ghi trên CMT, còn những thông tin khác như: số điện thoại, số thẻ bảo hiểm, địa chỉ email, hội viên các hội đoàn... có thể thay đổi dễ dàng mà. Ngay cả nhóm máu cũng không phải là nhiệm vụ của ngành công an quản lý, cần tùy công dân có muốn khai hay ghi trên CMT hoặc giấy phép lái xe hay không. Mặc dù lãnh đạo CAHN đảm bảo các thông tin này được xếp vào hạng mật hay tối mật, nhưng không người dân nào dám chắc chúng không thể bị lọt ra ngoài, gây rắc rối, phiền nhiễu, thậm chí gây nguy hiểm cho công dân. Đề nghị các vị nên nghiêm túc rút kinh nghiệm và có sửa đổi phù hợp như đã từng làm với đề xuất ghi tên cha mẹ trên CMT” - Quang Anh:  qanh@yahoo.com

 

  “Làm sao bảo mật được khi mọi thông tin được thu thập qua tờ khai? Riêng chuyện qua tổ trưởng dân phố là đã có khả năng lộ bí mật thông tin, chưa nói chuyện cảnh sát khu vực cũng không hẳn 100% đáng tin cậy về khả năng bảo mật được. Còn quá trình tổng hợp bao nhiêu cấp nữa mà có thể khẳng đinh là "tuyệt mật" thì tôi thấy khó tin lắm. Nếu thực sự muốn xây dựng thông tin điện tử thì có thể xây dựng cổng thông tin để người dân tự cập nhật. Ở nước ngoài, mỗi công dân được cấp 1 account duy nhất để làm việc này. Công dân có quyền lựa chọn có sử dụng dịch vụ thông tin điện tử hay không. Đa phần công dân đều lựa chọn sử dụng, vì các thủ tục hành chính có thể được thông qua nhanh hơn so với thực hiện bằng giấy tờ thông thường” - Hai Le:  crocodie2000@yahoo.com

 

Gút thắt chính ở đây là phải làm sao xóa được khoảng cách giữa lý thuyết với thực tế trong mọi vấn đề, mà trước hết là trong các khâu thủ tục vẫn "hành là chính" của chúng ta. Dân lấy lại được lòng tin thì mới có được sự ủng hộ.

 

Kiều Anh