Hai băn khoăn lớn khi Bộ Nội vụ đề xuất sáp nhập một số cơ quan cấp tỉnh, thành

(Dân trí) - Có nên trao quyền cho các tỉnh thành thực hiện và làm sao khi tinh giản giữ được những cán bộ có tài có đức ở lại phục vụ đất nước


Minh họa: Ngọc Diệp

Minh họa: Ngọc Diệp

Hội thảo đổi mới mô hình tổ chức, Bộ Nội vụ đề xuất trao thẩm quyền cho UBND trình HĐND quyết định giữ ổn định hoặc hợp nhất các sở: Kế hoạch - Đầu tư và Tài chính, Giao thông vận tải và Xây dựng, Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Công thương, Giáo dục - Đào tạo và Khoa học - Công nghệ, Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Thông tin - Truyền thông. Với Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND, Bộ Nội vụ đề xuất tổ chức thí điểm hợp nhất với Ban Tổ chức tỉnh, Uỷ ban Kiểm tra tỉnh và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND cấp tỉnh. Bộ Nội vụ cũng đề xuất trao quyền cho cấp tỉnh xem xét quyết định giữ nguyên hoặc sáp nhập Sở Quy hoạch – Kiến trúc (thuộc UBND TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) và 3 sở do Chính phủ quy định tiêu chí thành lập là Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch.

Với đề xuất trên của bộ Nội vụ, bạn đọc Tien Dung Nguyen 835797949918735

“Ủng hộ hoàn toàn công cuộc cải cách, sáp nhập cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị xã hội, cơ quan hành chính nhà nước các cấp”.

Tuy nhiên, nhiều bạn đọc băn khoăn về đề xuất của Bộ Nội vụ

Băn khoăn thú nhất, là về việc trao quyền cho các tỉnh thành, bạn đọc Mai Huu 374776972937652 cho rằng: “... Chính quyền trung ương chỉ đạo và quản lý chính quyền địa phương chứ không thể làm ngược. Sắp xếp, tinh giản bộ máy trung ương trước, căn cứ vào đó để tổ chức bộ máy chính quyền địa phương từ tỉnh - thành phố xuống quận - huyện rồi đến phường - xã. .... Bạn đọc chunghuy 70chunghuy70 @ yahoo.com cho rằng: “Sắp xếp lại bộ máy phải có qui định và được làm thống nhất từ trên xuống, giao cho cấp tỉnh tự quyết định khác gì đừng làm nữa còn hơn. Sức ỳ của không ít cấp tỉnh thành quận huyện là rất lớn, giờ giao quyền hành cho họ không tin được, mọi nơi mỗi kiểu tạo ra tình trạng cát cứ địa phương và nạn 12 xứ quân, dân mất niềm tin càng lớn”. ngô thu anh ngothuanh77@gmail.com : “... Nếu giao quyền cho địa phương quyết định, đối với những đề án do bộ Nội vụ đưa ra, vậy thì ở cấp Trung ương ai là người quyết định... Bộ Nội vụ có lường được, những đề xuất do bộ đưa ra, không được cải cách từ Trung ương, thì các địa phương vẫn trông chờ, để xem các Bộ có sáp nhập không rồi mình mới sáp nhập? Đấy là chưa nói tới, khi cấp dưới sáp nhập rồi, trên Trung ương vẫn không thay đổi, sau này liệu khỏi rơi vào tình trạng, một việc, cấp dưới một lúc phải trả lời nhiều Bộ Trung ương hay không? ... ". Mai Huu 374776972937652: "... Chính quyền Trung ương chỉ đạo và quản lý Chính quyền địa phương chứ không thể làm ngược . Sắp xếp, tinh giản bộ máy Trung ương trước, căn cứ vào đó để tổ chức bộ máy chính quyền địa phương từ tỉnh - thành phố xuống quận - huyện rồi đến phường - xã. Điều quan trọng nữa là bộ máy đó thông suốt từ trên xuống dưới, phân công nhiệm vụ không bị trồng chéo nhau”. hoangha tsgoc100@gmail.com : “... Giao cho dưới tự động làm thì sẽ chẳng bao giờ làm được vì đụng chạm lợi ích và tham nhũng thâu tóm công tác cán bộ lại càng xẩy ra”. Suluong luongngocsu020259@gmail.com : “Một nhiệm vụ quan trọng về cải cách hành chính liên quan đến tinh giản biên chế và đương nhiên miễn nhiệm chức vụ của một số quan chức, khi sáp nhập mà nói nước đôi và làm từ dưới làm lên thì quả thật là không được. Trên cứ làm trước, dưới làm sau. Làm việc gì cũng phải rõ ràng mạch lạc mới ổn”. Phạm Văn Việt vietphamvan35@gmail.com : “Quá đúng, trên làm đi, dưới khắc sẽ phải làm”.Hành Đức Hoạng banphongtraomttqqn@gmail.com: “ Nói chuẩn, phải triển khai đồng bộ thống nhất từ trên xuống dưới không kiểu trao quyền thích thì làm không thì thôi được!”.

Băn khoăn thứ hai, bạn đọc Thao Nguyen Van 250021738729069 viết: “...Tôi rất băn khoăn nhất là công tác cán bộ, đó là: 1. Làm sao khi tinh giản cần phải giữ được những cán bộ có tài có đức ở lại phục vụ đất nước đồng thời loại bỏ được loại "cán bộ thuộc 5 ...ê " ra khỏi bộ máy công quyền. 2. Khi tinh giản cần lưu ý những cán bộ có nghi vấn mắc tham nhũng phải cần điều tra và xử lý ngay để tránh lợi dụng lúc tranh tối tranh sáng mà nhằm thoát thân khi chuyển sang công tác tại đơn vị khác hoặc" xin hạ cánh để về nghỉ dưỡng an toàn ...”. Bạn đọc Vinh Dự Nguyễn 967527136734784 lo lắng: “... Vấn đề quan trọng và quyết định thành công có tính đột phá là giảm số lượng cán bộ công chức ở tất cả các cơ quan trong cả hệ thống chính (vậy là phải ban hành chính sách cho những người phải nghỉ việc (trước hết) để đảm bảo mục tiêu giảm...Việc sáp nhập các cơ quan có cùng chức năng nhiệm vụ trong hệ thống chính trị và các đơn vị tham mưu là cần thiết. nhưng nếu không giảm được biên chế thì việc sáp nhập chỉ "bài tính cộng". Lúc đó lại đổ tiền ngân sách xây dựng trụ sở làm việc mới cho các cơ quan được "+", lại thêm tốn kém. Vấn đề nữa là từ vài chục năm về trước, Chính phủ đã có nhiều chính sách giảm biên trong các doanh nghiệp Nhà nước, trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan hành chính (tốn rất nhiều tiền ngân sách hỗ trợ...), tại sao bộ máy hành chính hiện nay lại cồng kềnh hơn, vẫn "đông quan...". Việc “giảm quan để khỏi tàn dân" là việc làm cấp bách. Tất nhiên không thể là xong trong một hai năm, cần có lộ trình, chính sách và có thể ấn định cho cả kế hoạch trung hạn, mới mong thành công...”. Nguyễn Quang Trung trung4mhp@gmail.com cũng lo lắng: “Việc tinh giản biên chế, sáp nhập tôi nghĩ cũng có nhiều vấn đề đáng quan tâm xem xét. 1. Bộ máy phải gọn nhẹ hơn, phải giữ được người có tài có đức, hoạt động phải hiệu quả. Không được để chuyện này thành chuyện đấu đá loại bỏ người không cùng vây cánh, ê kíp....2. Phải quản lý chặt chẽ tài sản Nhà nước. Không để có chuyện phân chia, tẩu tán, tham ô ăn cắp tài sản Nhà nước. 3. Phải tiến hành tuyển chọn, thi tuyển người lãnh đạo các cấp, ban ngành.....4. Bỏ phiếu tín nhiệm người lãnh đạo đứng đầu. Nếu không đạt yêu cầu công việc phải loại bỏ ngay và thay người khác...”.

Cuối cùng, bạn đọc phamvandien phamvandien1940@gmail.com mong muốn được triển khai nhanh:: “ Công việc chống tham nhũng và cải cách hành chính, giảm manh bộ máy, giảm bớt số người cần táo bạo hơn nữa, thần tốc hơn nữa để lấy lại NIỀM TIN, xây dựng đất nước giàu mạnh...”.

Nguyễn Đoàn tổng hợp