Bạn đọc viết:

Giáo dục Việt Nam báo động ở mọi cấp

(Dân trí) - “Tôi nhận thấy nền giáo dục VN đáng báo động ở mọi cấp. Con tôi học từ cấp 1 lên cấp 2 học không tốt nhưng cuối năm vẫn đạt học sinh khá. Tôi hiện đang học sau ĐH ở một trường có tiếng song rất thấy thất vọng từ khi bước vào học chính”.

Ngay từ khi thi đầu vào đã có sự gian lận, không công bằng: có thí sinh được đưa bài vào, có nhiều phòng được tự do quay cóp (các phòng coi chặt coi như trượt chắc vì đa số điểm sẽ thấp hơn điểm chuẩn!) chúng tôi thường phím với nhau là nếu cho quay cóp thì ra đề mở luôn đi, còn không thì phải coi thật chặt mới đảm bảo chất lượng. Nhưng đó chỉ là chúng tôi nghĩ thôi. Dù sao cũng phải học - vì miếng cơm manh áo thôi mà!” - Lisa - Nữ - 37 tuổi - Từ Hà Nội
 
“Với bản thân tôi chưa đủ tầm để bàn luận về tiến sĩ và giáo sư, nhưng ở đây tôi chỉ muốn nói về thực trạng giáo dục đại học hiện nay mà ai cũng nhìn ra mà tại sao các nhà quản lý giáo dục không thấy.

 

Chúng ta không có chuẩn giáo dục đại học. Đào tạo tràn lan và thiếu định hướng cũng như chất không kiểm soát nổi. Để vào đại học bây giờ quá dễ và ra trường cũng dễ hơn vào. Sinh viên ra trường thi tỉ lệ thông thạo một ngoại ngữ là rất ít. Nghiệp vụ thì không vững, nhưng hay tự mãn về bản thân.

 

Giờ lại thêm đào tạo liên thông, văn bằng hai, song bằng hai. Chất lượng thì quá kém. Đó là một thực tế. Một học sinh thi đại học khối A điểm ba môn là 0, 0 , 0. Không biết một chữ nào. Gửi học bạ đi học trung cấp, hay cao đẳng nghề. Sau khi tốt nghiệp họ liên thông lên ĐH và lấy bằng chính quy. Đấy là cái rất bất cập của xã hội.

 

Nếu như xã hội này công bằng có cạnh tranh thực sự thì không nói làm gì... Nhưng khi xin việc chúng ta đang phải đối mặt với cơ chế “xin cho”, thực trạng “nhiều bằng càng tốt”... Thực sự là xấu hổ khi nói mình tốt nghiệp đại học mà không biết ngoại ngữ..... trong một nền kinh tế hội nhập như thế này” - Đỗ Giang Nam - Nam - 34 tuổi - Từ Bình Thuận

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm