Giảm hay tăng tai nạn khi có quy định mới về ô tô vượt đèn vàng?

(Dân trí) - Xin kính chuyển những ý kiến của dân và thông tin của nước ngoài liên quan đến quy định mới về ô tô vượt đèn vàng tới các nhà chức trách để tham khảo.


Minh họa: Ngọc Diệp

Minh họa: Ngọc Diệp

Kể từ ngày 1/8, người tham gia giao thông nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt như vượt đèn đỏ, mức phạt từ 1,2 - 2 triệu đồng. Quy định này được áp dụng theo Nghị định 46/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt. vượt đèn vàng sẽ bị phạt như vượt đèn đỏ.

Quy định trên khi ban hành có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau trên mạng, tạp trung vào điểm bản chất của đèn vàng là dự lệnh, như ý kiến của bạn đọc hoangnguyen hoangnguyen@gmail.com: “… đèn vàng có chức năng là dự lệnh cho người tham gia giao thông đi chậm lại chuẩn bị sang đèn vàng (dừng xe) đúng không ạ, vậy tại sao vượt lại bị phạt? nếu phạt thì chức năng khác gì đèn đỏ. Chức năng đèn vàng không khác đèn đỏ thì dùng đèn vàng làm gì?” Căn cú để không chấp nhận quan điểm coi đèn vàng như đèn đỏ của bạn đọc là dựa vào quy luật quán tỉnh của một vật thể đang chuyển động. Cụ thể, bạn đọc Hồng Anh andrew.catv@gmail.com viết: "...Trường hợp đèn vàng xuất hiện khi người điều khiển phương tiện đã đi quá vạch dừng xe thì được đi tiếp..." Xin lỗi, Trưởng Phòng, Ông chưa học bài quán tính nhé. Chưa biết một tý gì về quán tính, Đối với những xe Chạy 40Km/h, Đồng hồ đếm giây không có. Cách vạch 0,5m - 1mét mà đèn nhảy sang đèn vàng, tôi đố ông đi qua mà không phạm luật, Nếu không phạm luật chỉ có nước chấp nhận xe sau đâm vào đít xe trước thôi nhé”.

Phân tích tỉ mỉ hơn, bạn đọc tamthoima A viết:

“Theo một số nghiên cứu về khoảng cách phanh, khi xe đang chạy ở tốc độ 30km/h thì quãng đường từ lúc đạp phanh đến lúc dừng hẳn vào khoảng 6m (điều kiện đường khô và chưa tính đến thời gian từ lúc phát hiện đèn vàng đến lúc bắt đầu đạp phanh mất thêm khoảng 6m nữa). Do đó nếu cột đèn không có đồng hồ đếm ngược và khoảng cách đến vạch là dưới 5m mà đèn chuyển từ xanh sang vàng thì chỉ còn 2 lựa chọn: 1) Đi qua bình thường và rút 2 triệu đưa anh công an nộp phạt 2) Phanh cháy đường và bị xe sau đâm vỡ đít (khả năng xe vẫn qua vạch nếu khoảng cách quá gần) => vẫn thêm 2 triệu tiền phạt nữa. Kính mong các nhà làm luật tính toán đủ các trường hợp và làm luật dựa trên cơ sở khoa học chứ không phải cứ thích là ra quy định phạt làm khó cho dân”.

Theo hướng này, nhiều bạn đọc diễn giải cụ thể về quán tính. Bạn đọc trần xuân đại congcong011@ymail.com : “Xin cho hỏi khi cách vạch dừng chừng vài chục cm mà đèn vàng bật thì phanh sao kip. Có phản ứng nhanh cũng phải qua vài mét ở tóc độ chậm 20km/h. …” Bạn đọc Đăng Tâm Nguyễn dangtam066@gmail.com : “Ông nói không thuyết phục, tôi chỉ cần nói là phương tiện chạy với tốc độ 30km/h khi còn cách vạch dừng khoảng 2m, tôi đố ông dừng đúng vạch kịp. VN tài giỏi thật một mình một kiểu luật.” Bạn đọc Dương Văn Cường: “Cứ phanh cháy đường cho người đằng sau đâm vào thôi.” Bạn đọc Luuvandung: “Xe đang đi đến với tốc độ 40 -50km/h đèn xanh bỗng dưng chuyển vàng (không phải đèn đỏ nào cũng có bảng hiện giây đâu các bác nhé) vậy là phanh cháy đường, hậu quả 1 tá xe đường sau tông đít nhau. Người ra luật này chắc không hiểu ý nghĩa cái đèn vàng để làm gì chăng. hay ông ấy toàn đi máy bay? Tôi thấy đây là điều luật vô cùng vô lý, phản khoa học.” Bạn đọc Anh Nguyen: “… Nếu mà đang chạy với 45km/h(12.5m/s) đèn xanh đột ngột chuyển sang vàng khi xe ở cách vạch có 10m thì thắng cắm đầu nhé.” Bạn đọc Dung : … Tôi ủng hộ việc xử phạt nặng lỗi vượt đèn vàng, có điều khi cách vạch dừng 1 đến 2 mét, xe chạy tốc độ 40 - 50 km/h đến chuyển sang vàng thì không ai xử lý kịp, Phanh gấp sẽ bị xe sau húc đuôi. …” Bạn đọc Nguyễn Mạnh Tú nmtpqa@gmail.com : “Tại sao chúng ta cứ ra nhiều quy định làm rối khi tham gia giao thông. cả thế giới dùng đèn vàng có sao đâu.Nếu chúng ta chạy tốc độ cho phép 40 đến 50km/h khi xe cách vạch dừng 15m mà đèn chuyển sang vàng nếu phanh cháy thì vừa đúng vạch, nếu cách vạch dừng ít hơn 15m thì chắc chắn phạm luật. Vậy thời gian người tham gia chạy 15m” Bạn đọc Nguyen Hoang Long: “Trên thực tế đèn vàng chỉ là đèn cảnh báo cho người tham gia giao thông biết sắp chuyển sang đèn đỏ để chủ động giảm tốc độ, dừng đúng vị trí và không tạo ra nguy cơ va chạm cho các phương tiện đi phía sau, đặc biệt phương tiện đi phía trước có kích thước lớn che khuất tầm quan sát của người đi sau. Thiết nghĩ người ra quy định xử phạt nêu trên nên tìm hiểu rõ về công năng của các loại đèn tín hiệu giao thông nhằm tránh những thiệt thòi vô lý cho người dân. Nếu việc xử phạt lỗi này đi vào thực tế, khẳng định các vụ va chạm và tai nạn giao thông sẽ tăng đột biến tại những khu vực có đèn tín hiệu giao thông và khi đó lợi bất cập hại…”. Bạn đọc Hoàng Duy Duyhoangtung@gmail.com : “Đèn vàng là thời gian để các phương tiện trong nút giao thông đi ra khỏi nút, thời gian đủ để phương tiện đang đi với tốc độ lớn không kịp phanh có thể qua nút, ở VN chúng ta thời gian mặc định 3s đèn vàng dù đó là nút giao thông lớn hay nhỏ, do đó mà sinh ra quy định phạt đèn vàng, chúng ta hay làm ngược lại những gì thế giới người ta làm”. Bạn đọc Nguyenlannguyenlan1957@email.com: “Sinh ra đèn vàng là để tránh dừng đột ngột gây tai nạn giao thông, phải theo xu hướng văn minh thế giới chứ đừng một mình mình một luật mà bạn bè quốc tế chê cười” Bạn đọc Thành Long camautown@yahoo.com : “cái tín hiệu giao thông ra đời cách nay gần cả trăm năm và tất các nước đều sử dụng như nhau (vàng chậm - đỏ dừng - xanh đi) vậy mà VN giờ lại muốn khác đi với thế giới”.

Và trên thực tế cũng có nước từng từng ra lệnh phạt vượt đèn vàng nhưng chỉ sau 1 tuần áp dụng đã phải bỏ – Đó là Trung Quốc. Theo báo điện tử Dân Việt, từ ngày 1.1.2013, chính phủ Trung Quốc chính thức áp dụng tăng mức phạt vượt đèn vàng nhằm giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông ở nước này giống hệt như Việt Nam áp dụng bây giờ. Sau khi chính sách trên được áp dụng, có rất nhiều khiếu nại về việc lái xe dừng đột ngột ở tín hiệu đèn giao thông gây tai nạn. Theo Sino, một tài xế taxi Trung Quốc chia sẻ: “Một chiếc xe buýt đã đâm sầm vào một chiếc Audi đột ngột dừng lại khi gặp đèn vàng ở Bắc Kinh. Chiếc xe Audi có thể dừng lại ngay lập tức vì hệ thống phanh tốt, thế nhưng chiếc xe buýt chở đầy khách thì không thể làm điều đó. Tôi biết là công ty xe buýt sẽ phải trả 200.000 yuan phí sửa chữa cho chiếc xe Audi đó”. Và ngay cả hãng tin Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc cũng chỉ trích án phạt mới này sau khi ghi nhận nhiều vụ va chạm do người đi đường dừng đột ngột ở đèn giao thông. Vì vậy, chỉ gần một tuần sau khi áp dụng, đến ngày 6.1.2013, Trung Quốc đã cho tạm dừng thi hành các mức phạt giao thông mới sau loạt phản ứng bức xúc của người dân.

Bạn đọc Hau huuhauha72@gmail.com : Thiết nghĩ các nhà làm luật trước khi ban hành một đạo luật hay một quy định gì thì cần phải đưa ra trước công chúng lấy ý kiến thống nhất của đa số người dân rồi sau đó mới áp dụng và phải đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng trước vài tháng cho tất cả dân chúng biết mà chấp hành chứ không thể ban hành hôm nay thì 2 tuần sau thực hiện.

Xin kính chuyển những ý kiến của dân và thông tin của nước ngoài liên quan đến quy định mới về ô tô vượt đèn vàng tới các nhà chức trách để tham khảo.

Nguyễn Đoàn