Bạn đọc viết

Để vơi đi nỗi lo tai nạn đuối nước

Những ngày qua trên khắp cả nước lại liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn đuối nước. Vụ thương tâm nhất vừa xảy ra chiều 2/6 tại khu vực sông Bến Đồn, thuộc thôn Phú Mỹ xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, làm 4 ông cháu thiệt mạng, đang thực sự gióng lên những hồi chuông báo động về tai nạn đuối nước, khiến mọi người lo lắng

>> 3 cháu cứu ông đuối nước, cả 4 ông cháu tử nạn thương tâm

>> Mới nghỉ hè, 4 học sinh tiểu học đã đuối nước thương tâm khi đi tắm hồ


Trước đó, trên địa bàn huyện Tây Sơn (Bình Định) cũng xảy ra trường họp 1 học sinh lớp 8 bị chết đuối

Trước đó, trên địa bàn huyện Tây Sơn (Bình Định) cũng xảy ra trường họp 1 học sinh lớp 8 bị chết đuối

Đúng là không biết đây là lần thứ bao nhiêu, dư luận cả nước lại bàng hoàng trước những tai nạn đuối nước, nhất là với các em đang độ tuổi đến trường. ..Lại thêm những giọt nước mắt, kèm theo đó là những dằn vặt mãi mãi không bao giờ có cơ hội được bù đắp, sửa chữa.

Chết đuối giờ đây không phải chuyện hiếm gặp và hầu hết nạn nhân của các vụ phần lớn đều rơi vào học sinh, sinh viên. Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 6.400 người bị đuối nước, trong đó hơn 50% là trẻ em và trẻ vị thành niên, nghĩa là có khoảng 9 trẻ chết do đuối nước mỗi ngày… Một tỷ lệ được đánh giá là cao so với những nước đang phát triển, càng khiến chúng ta không khỏi suy nghĩ…

Phân tích từ những nơi thường để xảy ra tai nạn đuối nước trẻ em cho thấy, vấn đề gốc rễ của thực trạng này là do các cấp chính quyền địa phương vẫn chưa thật sự coi trọng việc phòng ngừa tai nạn đuối nước cho trẻ em, để cho môi trường sống và môi trường xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn đuối nước. Trong khi sự phát triển trí tuệ của trẻ em chưa hoàn thiện, sự hiểu biết về nguy cơ và cách phòng tránh tai nạn còn non nớt, các em chưa biết ứng xử trước các tình huống tai nạn và ít khả năng phòng tránh các hiểm họa. Bên cạnh đó phải kể đến việc thiếu quan tâm tới các em từ chính người thân trong gia đình. Nhiều gia đình vẫn chưa nhận thức đầy đủ và chưa trang bị kỹ năng phòng ngừa tai nạn đuối nước cho trẻ em dẫn đến những trường hợp tử vong không đáng có. Nhất là ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống tai nạ thương tích trẻ em của một bộ phận người dân chưa cao…

Cần một chương trình hành động cụ thể

Có thể nói tai nạn đuối nước ở trẻ em đang là một vấn đề xã hội vô cùng bức xúc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự sống còn và phát triển của trẻ em. Vì thế để trẻ em có một môi trường sống an toàn, lành mạnh cần có một kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực và phải coi đây là trách nhiệm không phải của riêng cá nhân gia đình có trẻ em, mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Ngày 05/02/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 234/QĐ-TTg về “Chương trình phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em, giai đoạn 2016-2020”. Đây là sự chỉ đạo đang tạo ra rất nhiều thuận lợi cho mỗi địa phương, tổ chức, cá nhân trong tổ chức triển khai thực hiện. Chính vì thế hơn ai hết việc rất cần được bắt đầu triển khai ngay lúc này là việc nâng cao ý thức của mỗi gia đình, người dân trong bảo vệ con, em mình trước những nguy cơ tai nạn. Nhất là đối với mỗi cơ sở giáo dục, các nhà trường cần thực hiện nghiêm túc công văn chỉ đạo số 1702/BGDĐT-CTHSSV, ngày 27/04/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giáo dục kỹ năng phòng, tránh tai nạn đuối nước học sinh các trường phổ thông; linh động tổ chức, lồng ghép với hoạt động dạy học trên lớp; chú trọng trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết tự nhận thức và ứng xử. Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn về giáo dục kỹ năng sống, phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên tư vấn, cán bộ phụ trách công tác đoàn đội trong việc tổ chức các hoạt động kỹ năng sống. … Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương rà soát lại cơ sở vật chất, điều kiện rèn luyện sức khỏe, thể chất cho học sinh, trẻ em; nhất là điều kiện về hướng dẫn tập luyện kỹ năng bơi lội phù hợp với điều kiện của địa phương.

Tóm lại để tổ chức tốt việc phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em, việc quan trọng là phải bắt đầu từ việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ, để họ có thể trang bị cho con em mình các kiến thức, kỹ năng cơ bản bảo vệ bản thân phòng, chống tai nạn đuối nước, cùng với đó là mỗi nhà trường phải có các biện pháp, sáng kiến tăng cường các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, phòng chống tai nạn đuối nước phù hợp với điều kiện, đồng thời phải xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan để chung tay vào cuộc của toàn xã hội. Chỉ có như vậy mới vơi đi bớt nỗi lo tai nạn đuối nước và các em nhỏ mới được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh.

Minh Tư