Đẩy lùi nguy cơ “tuyệt tự” của khoa học
(Dân trí) - Dù không còn gánh vác trách nhiệm lãnh đạo trực tiếp các cơ quan khoa học, GS. Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu vẫn dành sự quan tâm đặc biệt đến tình hình hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. Vừa qua, GS. tiếp tục trả lời báo Dân trí về chủ đề này:
Sau khi Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ký Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng hệ thống các Trường Trung học Phổ thông Chuyên, Hội Vật lý Việt Nam đã làm việc với lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và cử một nhóm các Hội viên của Hội tham gia thực hiện một số công việc: tham gia soạn thảo chương trình giảng dạy vật lý, sưu tập các tài liệu giảng dạy học sinh năng khiếu vật lý một số nước có truyền thống đào tạo học sinh giỏi vật lý và soạn thảo các tài liệu giảng dạy, xây dựng Thư viện điện tử để đưa các tài liệu giảng dạy đó lên mạng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh các lớp chuyên vật lý trong cả nước truy cập và tham khảo, xây dựng phòng thực hành vậy lý cho học sinh trong một trường chuyên để làm mẫu cho các trường chuyên khác học tập, tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy các lớp chuyên vật lý.
Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn |
Do từ lâu đã không có học sinh giỏi thi vào học các ngành khoa học tự nhiên trong các trường đại học cho nên một số phòng thí nghiệm với các thiết bị hiện đại mới được xây dựng với vốn đầu tư lớn, có nơi lên đến trên mười triệu USD, đã không tuyển dụng được các nghiên cứu viên trẻ tuổi tài năng vào làm việc. Chính vì thế cho nên tôi mới lo sợ trước nguy cơ “tuyệt tự” của khoa học Việt Nam. Từ lúc tôi bắt đầu cuộc đời nghiên cứu khoa học của mình cách đây 55 năm, chưa bao giờ ở nước ta xảy ra tình trạng rất đáng buồn này.
Vậy thì, muốn ngăn chặn nguy cơ “tuyệt tự” của khoa học cần có những “chính sách đòn bẩy” nào thưa Giáo sư?
Giáo sư - Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu
Thực hiện Nghị quyết đó, trong 5 năm thuộc nhiệm kỳ khóa VIII của Ban Chấp hành Trung ương ngân sách Nhà nước dành cho khoa học công nghệ đã tăng dần, đến cuối nhiệm kỳ đạt được đủ 2% tổng ngân sách Nhà nước.
Đồng thời với việc thực hiện các Nghị định của Chính phủ nhằm đổi mới cơ chế hoạt động và hệ thống tổ chức khoa học công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thực hiện một số chủ trương nhằm đẩy mạnh nghiên cứu khoa học: tổ chức Chương trình nghiên cứu cơ bản về Khoa học tự nhiên, thành lập Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia NAFOSTED tài trợ khá cao theo cơ chế “khoán sản phẩm” cho các đề tài nghiên cứu cơ bản đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo cho các nhà khoa học chủ chốt của các đề tài đó có thu nhập cao hơn mức lương chính nhiều lần, gần đây lại mở ra thêm cơ chế cấp kinh phí cao cho các đề tài “Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng” bổ sung cho cơ chế của NAFOSTED nhằm thúc đẩy việc phát triển công nghệ cao trên cơ sở trình độ quốc tế về khoa học cơ bản.
Tôi rất mừng nhận thấy rằng với hai cơ chế “khoán sản phẩm khoa học” nói trên, các cán bộ khoa học chủ chốt tham gia các đề tài theo hai cơ chế đó có thu nhập đủ để an tâm làm khoa học. Đó thực sự là hai bước đột phá hết sức quan trọng trong việc đổi mới cơ chế quản lý khoa học.
Thưa Giáo sư, đúng là hai cơ chế “khoán sản phẩm khoa học” là một “điểm tựa’ quan trọng nhưng không phải cán bộ khoa học nào, nhất là cán bộ trẻ, có thể len chân vào để tận dụng được lợi thế của “diểm tựa” đó, cho nên họ vẫn không có cuộc sống bảo đảm thì khó mà yên tâm theo đuổi cái “nghiệp” khoa học.
Các chủ trương, chính sách nói trên đã có hiệu quả rõ rệt và rất cần thiết, song vẫn còn thiếu một chính sách quan trọng nữa nhằm đảm bảo cho những nghiên cứu viên trẻ tuổi trong các viện và trung tâm nghiên cứu cũng như các giảng viên trẻ tuổi các ngành khoa học trong các trường đại học chưa đủ năng lực nhận “khoán” với Bộ Khoa học và Công nghệ nhưng có triển vọng trong khoa học và say sưa nghiên cứu cũng có thu nhập đủ sống để an tâm nghiên cứu, học tập, rèn luyện trở thành nhà khoa học tài năng. Học sinh trung học sẽ nhìn thấy tấm gương các anh chị trẻ tuổi say mê khoa học đó và đi theo.
Nếu hàng năm vẫn tiếp tục có các học sinh giỏi được tuyển vào học các ngành khoa học trong các trường đại học, một số trường đại học (dù là ít trường) vẫn tiếp tục đào tạo được các cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ về khoa học đạt chất lượng cao, thì không sợ rằng nền khoa học có nguy cơ “tuyệt tự” nữa. Nhưng chúng ta không thể chỉ giữ cho nền khoa học không bị “tuyệt tự”, mà còn phải làm cho khoa học Việt Nam phát triển nhanh, ít nhất là tiến tới sánh vai được với các nước tiên tiến trong khu vực trong một tương lai không xa. Mục đích cao cả đó không những đòi hỏi Nhà nước và các cơ quan quản lý phải cương quyết thực hiện một loạt các chủ trương, chính sách đòn bảy vừa được trình bày ở trên, mà còn đòi hỏi sự đồng lòng nhất trí và quyết tâm nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu của giới khoa học, nhất là của những nhà khoa học hàng đầu mỗi ngành.
Xin chân thành cảm ơn Giáo sư.
Thao Lâm (thực hiện)