Bạn đọc viết:

Còn tư lợi, không thể từ chức

(Dân trí) - Tôi thấy cách của bạn Trí nêu ra chắc không giải quyết được gì và cũng không tạo ra được văn hóa từ chức đâu. Theo tôi, vấn đề ở đây là ý thức của người cán bộ chứ không phải là luật.

Còn tư lợi, không thể từ chức
Không thể từ chức khi túi... chưa đầy (minh họa: NOP)

 

Khi một người cán bộ mà mưu cầu lợi ích riêng cho bản thân, thì tôi nghĩ có sửa luật đi chăng nữa  họ cũng không từ chức đâu. Theo tôi, từ chức là thể hiện trách nhiệm của một con người, chứ không liên quan tới lợi ích hay lương bổng. Khi một người đặt lợi ích cá nhân lên trên trách nhiệm thì họ chỉ nghĩ tới lợi ích thôi. Như vậy cái mà bạn gọi là "văn hóa từ chức" có đúng không và việc sửa luật như vậy có còn ý nghĩa gì không?

 

Kể cả nếu luật được sửa rồi thì bạn có nghĩ rằng đến lúc đó sẽ phát sinh những vấn đề tiêu cực gì nữa không?

 

Muốn giải quyết vấn đề này thì phải biết nguyên nhân và mục đích giải quyết để làm gì thì mới giải quyết đến tận gốc rễ được.

 

Theo tôi, khi công chức làm sai gây hậu quả, thì cách tốt nhất là bắt họ bồi thường thiệt hại bằng tiền túi và cách chức họ. Tùy theo mức độ sai phạm mà hoặc có thể đuổi việc (cắt bỏ hết chế độ), hoặc đưa họ xuống làm nhân viên bình thường. Nếu nặng hơn nữa thì phạt tù chứ không thể luân chuyển công tác, vì như vậy không giải quyết được vấn đề về trách nhiệm. Và điều này phải được thực thi nghiêm bằng luật.

 

Lipton 

email:  ngthtra@yahoo.com.vn