Bạn đọc viết:

Cho học sinh dùng điện thoại trong giờ học: Hại chồng hại!

(Dân trí) - Chưa nói việc sử dụng ĐT hay tới đâu, nhưng đánh giá chuẩn xác không cộng điểm học bạ thì số học sinh trượt cũng phải chiếm 30%, chứ đỗ 90%-99% là không đúng.

Sau khi đọc bài viết “Điện thoại trong lớp học” đăng trên mục Diễn đàn, với góc độ là một giáo viên dạy cấp THPT, tôi thấy việc sử dụng ĐT có những mặt tốt và chưa tốt trong những trường hợp sau:

Thứ nhất, nếu lớp học ít học sinh tầm 15-30 học sinh và có học lực khá, học sinh có động lực học tích cực nhất là trường Chuyên, lớp chọn, thì việc sử dụng ĐT trên cơ sở tra cứu là có hợp lí.

Tất nhiên, như bài viết của tác giả đã nói "trong các cuộc họp, hội nghị, (thậm chí thi Olympia như vừa rồi), sẽ thấy những người dùng điện thoại trong khi hoạt động chính không phải là điện thoại", trong nhiều gia đình bố, mẹ, con cái ai cũng có điện thoại và thường tập trung vào những việc của mình trong điện thoại...

Cho học sinh dùng điện thoại trong giờ học: Hại chồng hại! - 1

Nếu bộ GD đã có hướng như vậy, thì tại sao mỗi lớp học không trang bị  6-7 máy tính nối mạng, để học sinh học nhóm, tra cứu nếu cần?

Thứ hai, chương trình THPT hiện nay và chất lượng, số lượng hs/lớp sẽ không phù hợp. Kiến thức cơ bản SGK còn chưa khai thác xong, nhiều hs thì tranh thủ lén nhắn tin này nọ, kiến thức rỗng, học hành chểnh mảng.

Tôi nói thẳng, chưa nói việc sử dụng ĐT hay tới đâu, nhưng đánh giá chuẩn xác (điểm liệt là 2,3 thay vì dưới hoặc bằng 1), không cộng điểm học bạ thì số học sinh trượt cũng phải chiếm 30%, chứ đỗ 90%-99% là không đúng. Chính xác là kết quả giống như năm 2007 hoặc 2008 hoặc kém hơn.

Do đó, việc sử dụng ĐT vô hình chung lợi chưa thấy mà hại chồng hại. Nếu bộ GD đã có hướng như vậy, thì tại sao mỗi lớp học không trang bị  6-7 máy tính nối mạng, để học sinh học nhóm, tra cứu nếu cần? Hoặc diện tích lớp học lớn hơn, vừa có màn chiếu lớn, vừa có bảng.

Việc tra cứu hãy để GV giới thiệu với học sinh về nghiên cứu, tìm hiểu chứ dung lượng bài học như hiện nay nếu thay đổi các hình thức dạy, sự sáng tạo của GV, sự đam mê, có kỷ luật của học sinh đã thừa sức chiếm trọn kiến thức cơ bản thay vì nơm nớp thấy sai mà cứ đâm đầu vào thử. Nó không phù hợp với văn hóa, nền kinh tế tổng hòa của Việt Nam ít nhất ở thời điểm hiện tại.

Có nên cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học không? Vấn đề đang thu hút nhiều luồng quan điểm sau quy định từ tháng 11 tới đây, học sinh được dùng điện thoại di động trên lớp. Như vậy, việc cấm sử dụng điện thoại di động trong lớp học (với học sinh và kể cả giáo viên) theo quy định cũ kể từ năm 2011, nay vừa được chính Bộ Giáo dục và Đào tạo dỡ bỏ.

Nguyên văn, theo Thông tư số 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành ngày 15/9/2020 áp dụng cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và tương đương, thì một trong những hành vi học sinh không được làm, đó là “Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép” (khoản 4 Điều 37). Được hiểu, cấm từ nay sẽ trở thành không cấm.

Diễn đàn

Mời bạn đọc gửi quan điểm cá nhân bằng cách nhập "Nội dung bình luận" phía cuối bài và ấn nút "Gửi bình luận". Các bình luận thú vị, phù hợp sẽ được chọn đăng trên chuyên mục Diễn đàn. Trân trọng!