Cái tên hay có mang lại giải đấu hấp dẫn?

(Dân trí) - “Tại sao cứ phải là V-league hay Super league mà không phải là Giải vô địch bóng đá quốc gia?! Bản thân tôi cũng biết đôi chút tiếng Anh mà mỗi lần đọc cứ méo hết cả mồm…”

Super League 2012 mới đi qua được 3 vòng đấu nhưng giải đấu này đã bị cơ quan chủ quản “tuýt còi” vì những bất cập đang tồn tại. Trong công văn gửi đến VFF, lãnh đạo Tổng cục TDTT yêu cầu đưa giải bóng đá VĐQG trở về tên cũ V-League…
 
Theo đó, giải đấu chuyên nghiệp mang tên Super League vừa được VPF “khai sinh” sẽ phải quay về với tên cũ khi còn đặt dưới sự quản lý và tổ chức của VFF là V-League, tên gọi từng được sử dụng từ năm 2000. Giữ tên gọi bằng tiếng Việt của giải vô địch bóng đá chuyên nghiệp quốc gia. Tên gọi của giải vô địch bóng đá quốc gia là yếu tố quan trọng để xác định nguồn gốc của quốc gia tổ chức giải đấu và phải được thể hiện bằng ngôn ngữ chính thức của quốc gia đó. Yêu cầu VFF giữ nguyên tên gọi bằng tiếng Việt của giải Vô địch bóng đá chuyên nghiệp quốc gia, đồng thời khi sử dụng tên viết tắt của giải đấu phải có chữ V (viết tắt của từ Việt Nam) ở phần trước tên gọi bằng tiếng Anh và tên đơn vị tài trợ cho giải đấu đúng theo quy định chung (V-League Eximbank Cup 2012)…
 
Cái tên hay có mang lại giải đấu hấp dẫn? - 1

Vì cái tên nên xảy ra bạo lực sân cỏ? (nguồn ảnh: danviet.vn)
 

“Chiếc áo không làm nên thầy tu”!

 

Không đồng tình với yêu cầu mà Tổng cục TDTT đưa ra, rất nhiều bạn đọc đã nêu quan điểm của mình: “Tại sao cứ phải là V-league hay Super league mà không phải là Giải vô địch bóng đá quốc gia?! Bản thân tôi cũng biết đôi chút tiếng Anh mà mỗi lần đọc cứ méo hết cả mồm, không biết đông đảo bà con nhân dân, nhất là nông dân vùng sâu vùng xa mọi người có đọc được không? Việc lạm dụng từ nước ngoài trong văn bản trong giao tiếp ngay từ thời trước đã bị góp ý nhiều nhưng đến bây giờ có lẽ lại đang phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực bóng đá! Các cơ quan chức năng và ngành văn hóa cần nói một điều gì đi chứ!!!!” - Tại sao cứ phải là V-league hay Super league mà không phải là Giải vô địch bóng đá quốc gia 

 
“Nếu đã muốn thuần Việt thì đừng dùng tiếng Anh nữa, V-leage chẳng có một chút gì liên quan đến Việt Nam cả. Trên thế giới có rất nhiều nước bắt đầu bằng V. Theo tôi việc đổi tên có liên quan đến hợp đồng của VFF với công ty AGV. Nếu vẫn là giải V-leage thì chắc là hợp đồng giữa VFF với AGV có tính hiệu lực cao hơn. Quanh đi quẩn lại thì vẫn chỉ là chuyện cái hợp đồng vô lí có thời hạn 20 năm mà thôi.” -  Trần Thanh Nhân, email: socbeoden@yahoo.com
 

Cho rằng điểm thiếu chuyên nghiệp chính là cách gắn tên đơn vị tài trợ sau tên giải đấu, bạn Hải, email:  khucnhacma198702@yahoo.com.vn cho rằng:  “Super League là tên tiếng Anh của giải,  nếu giữ tiếng Việt thì nên bỏ luôn cái tên tiếng Anh, không dùng tên V- League nữa , vì nó cũng dùng từ tiếng Anh,  giờ chỉ kêu tên tiếng Việt thôi, siêu giải bóng đá, giải bóng đá ngoại hạng hay giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam  như hiện giờ đi, viết tắt là GBĐVQGVN luôn.

Và cái chuyện gắn tên nhà tài trợ sau tên giải đấu, tôi thấy đó mới là cái không chuyên nghiệp  nhất. Chưa thấy cái giải nào có tên kiểu Prime League Adidas hay Seria  Puma.”   
 

Chỉ có Việt Nam mới có tình trạng này - hoàng ngọc, email:  hoangtuanngoc429@gmail.com chua chát:  “Tiếng Việt đẹp là thế sao phải đi lấy tên nước ngoài! Đâu phải cứ có super là "chuyên nghiệp" đâu. Phải giữ lấy bản sắc của mình, nếu không thì chính mình cũng không còn biết mình là ai nữa.

Từ năm 2000 tôi đã không xem giải vô địch quốc gia nữa mặc dù trước đây trận nào cũng xem. Lý do rất đơn giản: bởi vì mỗi năm CLB lại lấy một tên, sang năm cũng chả biết đội ấy tên là gì nữa. Có lẽ chỉ Việt nam mới có tình trạng này. Châu Âu các đội bóng có lịch sử hàng trăm năm nhưng rất ít đội đổi tên.”
 
“V-League cũng có phải là cái tên tiếng Việt đâu, nó là Vietnam League (tiếng Anh 100%). Vấn đề quan trọng là chất lượng giải đấu chứ cái tên thì không làm lên chất lượng,  việc các Câu lạc bộ giữ tên theo bản sắc là rất quan trọng. Các nhà tài trợ muốn quảng cáo thì in trên áo và các chỗ khác, đừng có mà cho vào tên Câu lạc bộ.” - Vũ Đức Đông, email:  vuducdong@gmail.com
 

Không ít quan điểm tỏ ý nghi ngờ

 

 “Vì cái tên nên xảy ra bạo lực sân cỏ? thật vô lý ...” - Hữu Trọng, email:  huutrongqn@gmail.com
 

“Thay đổi tên gọi có thể thay đổi tình trạng bạo lực sân cỏ như những vòng đấu đã qua hay không? có thay đổi được những căn bệnh cố hữu của bóng đá VN hay không?” - Nguyễn Cảnh Lâm, email:  Nguyencanh_lam@yahoo.com.vn

 
“Phải chăng việc đổi tên có liên quan đến hợp đồng mà VFF đã ký .
Nên bây giờ đổi tên thì sao nhỉ. Hãy nghĩ thử xem.” - xem lai, email:  thanhnt76@gmail.com
 
“1 cái tên dở Anh dở Việt là V-League sẽ là thuần bản sắc sao? Động thái này của tổng cục theo tôi chỉ càng làm cho NHM chán nản sự thiếu chuyên nghiệp của BDVN mà thôi. Cái tên chẳng nói lên cái gì cả, thậm chí cả BTC nếu có tiếp tục là VFF thì cũng sẽ chẳng khá hơn đâu, bạo lực bóng đá đã ăn vào tiềm thức của từng cầu thủ rồi. VPF thực ra là 1 sự thay đổi để mang lại chút niềm tin nhỏ nhoi cho NHM.”  - TSUKO, email:  tsuko_kengasashi@yahoo.com
 

“Thời gian qua được xem những màn đấu trí giữa VFF và VPF thật sự đặc sắc như hai ky thủ cân tài cân sức vậy. hiện nay với công văn này của tổng cục TDTT thì lại làm khán giả, người hâm mộ chúng tôi rất buồn và bức xúc, có một số điều cần hỏi VFF và tổng cục TDTT :

Một doanh nghiệp hay một công ty mới thành lập liệu có ổn định được ngay không ?

Nếu ngài Hỷ bỏ tiền túi của mình đầu tư cho một đội bóng thì ngài liệu có bức xúc như bầu Kiên, bầu Đức hay bầu Long không ?

AVG là một đơn vi kinh doanh như bất kỳ một doanh nghiệp bình thường nào cũng phải đặt lợi nhuận lên hàng đầu, liệu AVG có chịu lỗ vì bóng đá Việt Nam và nếu có lỗ tạm thời thì đằng sau đó là gì?  Vì sao VFF Kiên quyết bảo vệ AVG với bản hợp đồng 20 năm. Bản thân tôi nghĩ chắc phải như thế nào mới có chuyện đó chứ, mà lại nói vì quyền lợi của người hâm mộ?

Tên của một giải đấu đại diện cho thương hiệu của giải đấu đó, liệu cái tên hay thì giải đấu có hấp dẫn hơn không?” - pham duc bac, email:  bacnamdinhds83@gmail.com

 

Chất lượng giải đấu mới là điều được mong đợi nhất

 

“Bao giờ mới có được giải đấu thực sự chuyên nghiệp, theo tôi tên gọi ko quan trọng, quan trọng hơn là người dân Việt Nam cũng như người nước ngoài khi xem phải trầm trồ khen ngợi về chất lượng, trình độ chuyên môn, ý thức của cầu thủ chuyên nghiệp, BTC, BTT... mỗi khi có lịch thi đấu người hâm mộ phải náo nức được xem. Chứ bóng đá khi thi đấu mà chỉ thấy cầu thủ và ban huấn luyện ko thì thật đáng buồn.” – daiviet, email:  daivietkslk@yahoo.com
 

“Vấn đề ở đây không phải là tên gọi mà phải cải cách cách xử lý một cách nghiêm minh, minh bạch. Bóng đá Việt Nam hiện tại so với khu vực Đông Nam Á vẫn trình độ chưa thể đứng đầu như bảng xếp hạng như báo giới đánh giá đâu. Chúng ta phải nhìn vào thực tế vào lực lượng thực sự, giới cầu thủ trong nước hiện nay đã không còn cầu thủ nào cống hiến cho khán giả một trận đấu đẹp như thời Hồng Sơn, Huỳnh Đức như xưa nữa.” - Dương Chí Tân, 

 

 “Cũng không quan trọng lắm đâu, khi chưa có chất lượng thì cái danh cũng chưa làm nên cái chất. Có phải chuyển về cái tên Vi-league là tôn trọng tiếng Việt đâu và có vì thế mà hết tình trạng như bây giờ đâu, nói chung là không quan trọng lắm đâu.” – Bongda, 

email:  vodanhtang1980@yahoo.com

 

“V (Viet Nam) cũng chỉ là tên ngoại lai thôi. Các ngài đừng quá quan trọng vấn đề tên mà hãy đi sâu, sát hơn nữa vào chất lượng thì tốt hơn.” – Gtrung, email:  giangkimdung@gmail.com

 

 

                                    Ngọc Hân

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm