Về vụ án 194 phố Huế (Hà Nội) và công ty Việt Hưng (Phú Thọ)

Cái sai giống nhau đến lạ ở hai vụ kỳ án

... Cái giống nhau đến lạ của hai vụ án là có một vài lãnh đạo cấp trên ở cả hai địa phương trên biết là trong vụ án có những phần việc không thuộc phạm vi chức trách nhiệm vụ của mình, những vẫn “nhiệt tình” quyết liệt nhảy vào

Luật s

Luật sư Trương Quốc Hòe:"Viện kiểm sát tỉnh Phú Thọ đi ngược quy định chuẩn mực của pháp luật"

Sao lại giống nhau đến thế giữa vụ án cưỡng chế thi hành án trái pháp luật với ngôi nhà 194 phố Huế (Hà Nội) và vụ án công ty Việt Hưng ở TP Việt Trì (Phú Thọ). Giống đến mức làm mọi người sửng sốt.

Điểm giống nhau thứ nhất dễ nhận ra là ở vụ án công ty Việt Hưng ở thành phố Việt Trì, mặc dù đã có Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm và đã có quyết định tạm dừng thi hành của TAND thành phố, nhưng Chấp hành viên Đặng Xuân Quang thuộc Chi cục Thi hành án dân sự TP Việt Trì vẫn mặc kệ, cứ cương quyết tổ chức cưỡng chế giao tài sản cho người mua trúng tài sản đấu giá, dẫn đến gây thiệt hại nhiều tỷ đồng cho công ty Việt Hưng. Cũng tương tự như vậy, ở vụ án 194 phố Huế - Hà Nội, mặc dù cũng đã có quyết định tạm dừng thi hành của TAND thành phố, Chấp hành viên Trịnh Ngọc Chung, Trưởng Chi cục THADS quận Hai Bà Trưng vẫn mặc kệ, cứ ra quyết định cưỡng chế giao nhà số 07/QĐTHA để thực hiện việc giao nhà số 194 phố Huế cho người trúng đấu giá (Ngày 24/8/2009, Công ty Cổ phần bán đấu giá Hà Nội tiến hành bán đấu giá nhà 194 phố Huế với giá 31.528.000.000đ, trong khí đó giá trị thực của ngôi nhà là gần 80 tỷ đồng). 

Quá trình điều tra xác định Trịnh Ngọc Chung đã có hàng loạt những vi phạm mang tính cố ý như: Kê biên nhà 194 phố Huế cũng như quá trình bán đấu giá không thông báo cho các đồng sở hữu biết; nhà 194 phố Huế chưa có sổ đỏ, không đủ điều kiện chuyển dịch bất động sản cũng như đang bị phong tỏa theo thông báo số 02/TB-THA ngày 20/1/2000, hiện nay chưa có quyết định giải tỏa; Trịnh Ngọc Chung chỉ đạo thư ký giả mạo chữ ký, thêm nội dung vào biên bản thi hành án trái với ý chí, nguyện vọng của người thi hành án; Vận dụng Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 không đúng; Tự chế ra mẫu quyết định cưỡng chế sai với biểu mẫu theo quy định của Bộ Tư pháp.

Nhưng quả là bất ngờ khi báo chí lại vừa điều tra phát hiện ra một cái giống nhau nữa và  đây mới là cái giống nhau “chết người” của hai vụ án. Đó là có một vài lãnh đạo cấp trên ở cả hai địa phương trên biết là trong vụ án  có những phần việc không thuộc phạm vi chức trách nhiệm vụ của mình, những vẫn “nhiệt tình” quyết liệt nhảy vào

Ai cũng biết chức năng, nhiệm vụ của VKSND là giám sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tư pháp, tức là chỉ giám sát về mặt hình thức chứ không can thiệp về mặt nội dung. Ngoài ra, nếu thấy nội dung có sự sai phạm thì sẽ ban hành Kháng nghị Giám đốc thẩm để TAND tiến hành xét xử lại vụ án theo trình tự Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Nhưng dù đã được cấp dưới báo cáo việc tài sản kê biên chênh lệch với tài sản thực tế, ở tỉnh Phú Thọ Viện trưởng VKSND vẫn "gật đầu" cho cơ quan thi hành án cưỡng chế, dẫn đến việc chấp hành viên Đặng Xuân Quang cố tình cưỡng chế trái pháp luật, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng cho công ty Việt Hưng

Mà còn hơn thế nữa, Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ đã làm hoàn toàn không đúng với chức năng, nhiệm vụ của mình khi đã biết rõ Quyết định số 16/2012 vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng cũng như có nhiều sai phạm về mặt tố tụng cũng như nội dung, đáng lẽ phải ban hành kháng nghị theo quy định của pháp luật thì ông lại nhẩy ra làm trung gian “hòa giải” trong vụ án này, cho thấy có sự vi phạm nghiêm trọng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND. 

Không phải bỗng nhiên pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ cho từng cơ quan, do vậy những gì thuộc về nội dung vụ án tại giai đoạn THA đương nhiên không thuộc thẩm quyền của VKSND. Việc làm này không những thể hiện sự “lấn sân” mà còn thể hiện sự tùy tiện, vô căn cứ pháp lý.

Cũng tương tự như vậy, ở vụ 194 phố Huế, mặc dù Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã khởi tố Trịnh Ngọc Chung về tội“Ra quyết định trái pháp luật”đối với toàn bộ hành vi kê biên, bán đu giá và cưỡng chế THA trái pháp luật nhà 194 Phố Huế, Ngày 15/11/2011, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã có công văn số 437/VKSTC-C6(P3) nêu rõ:“Để phục vụ công tác điều tra vụán, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đề nghị không cho dùng nhà 194 Phố Huế, phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội đăng ký quyền sử dụng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh... dưới mọi hình thức cho đến khi có thông báo khác của Cơ quan điều tra VKSND tối cao”.

Với công văn trên, việc chuyển dịch nhà đất 194 Phố Huế ới bất kỳ hình thức nào cũng đều không được tiến hành. Thế nhưng Cục THA dân sự TP Hà Nội ng như không cần để ý đến điều này nên ngày 05/02/2013 đã ra một văn bản khá kỳ lạ: Thông báo Thi hành án dân sự số 424/TB-CTHA để tiếp tục hoàn tất thủ tục THA đối với nhà 194 Phố Huế, cố tình thực hiện đến cùng hành vi xử lý số tiền đã chót bán đấu trái pháp luật. 

Việc Cục THA dân sự TP Hà Nội cố tình xử lý nguồn tiền bán đấu giá nhà đất 194 Phố Huế là một sai phạm nghiêm trọng. Nhưng hài hước hơn nữa là Cục này đã lấn sân khi căn cứ vào Luật Hôn nhân và gia đình để thông báo sẽ giải quyết số tiền hơn 23,8 tỷ theo luật hôn nhân và gia đình và đề nghị những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan liên hệ Cục được giải quyết. Thông báo trên của THA TP Hà Nội là trái với tất cả các Luật cũng như văn bn dưới Luật từ trước đến nay của nước ta không có bất cứ một văn bản pháp luật nào quy đnh Cơ quan THA có chức năng giải quyết, phân chia di thừa kế. Như vậy, Cục đã thực hiện không đúng thẩm quyền, nhiệm vụ của mình trong việc tự ý chia thừa kế cho các đương sự. Đây quả là một việc làm “nhiệt tình” quá mức, không thể ngờ tới của Cục THA dân sự TP Hà Nội.

Như vậy, hai vụ án dù xẩy ra ở hai nơi khác nhau, lại cách nhau hàng trăm km, nhưng chẳng ai bảo ai, thế mà  không chỉ giống nhau ở chỗ chấp hành viên thi hành án cả hai nơi khi thực thi công vụ đều cố tình làm trái lệnh cấp trên, lại còn giống nhau ở chỗ chính các cấp trên của họ của cả hai nơi này cũng đều cố tình nhẩy vào tham gia những phần việc của vụ án không thuộc phạm vi trách nhiệm của mình và sự tham gia này tất nhiên khiến cho cán cân công lý không còn chuẩn mực.

Vì sao lại có những cái sai  giống nhau đến kỳ lạ như vậy và ai sẽ là người trả lời nhân dân câu hỏi này?

Nguyễn Đoàn