Đằng sau thất bại tại giải TPHCM 2008

Kỳ 1: "Thế lực ĐT Long An" trong lòng đội tuyển Việt Nam

<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt">(Dân trí) - Việc ĐT Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /><st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> thất bại toàn diện ở giải TPHCM đã tạo ra cú sốc lớn. Nhưng điều này không bất ngờ, nó đã được dự báo từ trước ngày khai cuộc. 3 trận thua vỡ mặt vừa qua chẳng đơn thuần do hạn chế chuyên môn, hay sai lầm cá nhân, đó là hệ quả tất yếu sau những mâu thuẫn âm ỉ lâu ngày.</P>

Ở 3 đợt tập trung chuẩn bị cho những trận giao hữu với Indonesia, Olympic Trung Quốc và Olympic Brazil. HLV Calisto đã khiến cho người hâm mộ tin tưởng về một sự công bằng sẽ được duy trì ở ĐT Việt Nam trong quá trình chuẩn bị cho AFF Cup 2008.

 

Nhưng cái niềm tin vừa được gây dựng lại đang teo dần trong những ngày ĐT Việt Nam tập luyện, thi đấu ở giải TPHCM.

 

Bắt đầu từ việc “đặc cách” cho thủ môn Santos tập trung muộn, còn Thế Anh bị “cấm cửa” chỉ vì “muốn về nhà chăm con ốm”. Sau đó là việc gọi bổ sung trung vệ Thanh Giang, một cầu thủ đã 28 tuổi và thuộc vào diện “vô danh” từ ĐTLA vào đội tuyển, khiến nhiều người bất ngờ.

 

Khi ông Calisto có những biểu hiện thiên vị cho trò cũ, cũng là lúc “nhóm” ĐTLA bắt đầu có biểu hiện “sao” với phần còn lại của ĐT Việt Nam. Lời xì xào đầu tiên xuất hiện là: “ông Calisto đã làm việc ở ĐTLA gần 10 năm, việc ưu ái cho trò cũ không có gì lạ”. Trên sân tập và sinh hoạt, các cầu thủ ĐTLA luôn có thái độ “trên cơ” khiến cho nhiều cầu thủ khác trong đội có suy nghĩ nhóm này “ngông nghênh” và “ỉ thế người quen”…

 

Những cái nhìn nghi ngờ xuất hiện càng nhiều, khi ông Calisto có ý định ghép Thanh Giang - Như Thành tạo thành cặp trung vệ. Sự việc chẳng có gì phức tạp, nếu hậu vệ ĐTLA có trình độ chuyên môn vượt trội, đằng này trình độ của Thanh Giang chỉ đạt mức trung bình yếu. Ở một số buổi tập, những pha vào bóng thô bạo của Thanh Giang đã khiến cho nhiều tiền đạo bức xúc, đỉnh điểm là vụ suýt choảng nhau với Quang Hải trên sân tập chiều 29/9 vừa qua.

 

 

Kỳ 1: "Thế lực ĐT Long An" trong lòng đội tuyển Việt Nam - 1

Những người ĐTLA đang nhận được sự ưu đãi của ông Calisto?
(ảnh: Minh Phương)

 

Chẳng biết có phải muốn khẳng định “thanh thế” hay không nhưng trong các buổi tập và những trận đấu tại giải TPHCM, cầu thủ ĐTLA có xu thế dành nhiều bóng cho những người nhà, thay vì chuyền cho cầu thủ khác ở vị trí thuận lợi hơn.

 

Vì quá bức xúc, trong buổi họp trước khi bước vào giải TPHCM, một cầu thủ đã mạnh dạn vạch mặt người của ĐTLA không chịu chuyền bóng khi ghép đội hình. Động cơ phát ngôn là vì cái chung, tuy nhiên sau đó những chuyện không hay đã ập đến cầu thủ này vì những lý do “bí mật”.

 

Chuyện chưa dừng lại ở đó, một số cầu thủ gốc ĐTLA còn có vẻ sốt sắng lo cho “tập thể” khi luôn “quan sát” những người xin nghỉ tập vì chấn thương. Khiến cho nhiều cầu thủ nghi ngại mình bị nằm trong tầm ngắm của “nội gián”.

 

Thế mới có chuyện, một thủ môn đã "vặc" lại đồng đội có vai vế trong đội tuyển: "Ông có phải là HLV của tôi không?" khi nhận được một câu hỏi nghi ngờ về chấn thương mà thủ môn này đang phải vật lộn chữa trị. Tất nhiên, cầu thủ có ý tốt muốn “hỏi thăm” sức khỏe thuộc người của ĐTLA.

 

Là người chịu trách nhiệm chính chuyên môn, ông Calisto nắm quyền sắp xếp đội hình thi đấu. Tuy nhiên, những người hiểu về ĐT Việt Nam đều có suy nghĩ: ý đồ xây dựng ĐT Việt Nam như một ĐTLA thu nhỏ đã khiến cho đội yếu dần, vì nhiều cầu thủ không phục cách dùng người của ông thầy người Bồ Đào Nha.

 

Sau khi thủ môn Phan Văn Santos mắc phải sai lầm ngớ ngẩn dẫn tới trận thua tệ hại trước Turkmenistan, ông Calisto chấp nhận đối đầu dư luận khi kiên quyết bảo vệ quan điểm: “không loại bỏ thủ môn Santos”. Sự thật, Santos vẫn có tên trong đợt tập trung chuẩn bị cho T&T Cup sắp tới.

 

Chưa thể kết luận HLV Calisto bật “đèn xanh” cho nhóm cầu thủ ĐTLA nắm giữ vai trò quan trọng ở ĐT Việt Nam, nhưng chính cách dùng người không hợp lý đã đẩy ông Calisto vào thế bị nghi ngờ thiên vị cho “gà nhà”. Hậu quả là nội bộ mâu thuẫn lục đục, còn ĐT Việt Nam yếu cả về chuyên môn lẫn tinh thần.

 

Nội bộ rối như vậy, không thất bại ở giải TPHCM mới là chuyện lạ!

 

Kỳ 2: Chia phe, tách nhóm tàn phá ĐT Việt Nam.

 

Ngọc Quỳnh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm