Khi đại biểu ví bỏ phiếu tín nhiệm với quan hệ… vợ chồng!

(Dân trí) - Đó là sự “so sánh”, “ví von” của Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) tại phiên thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn chiều 13-6.

(ĐB. Thuyền, tác giả của câu nói ví von Chung thủy cao, chung thủy và chung thủy thấp)

ļ/i>
(ĐB. Thuyền, tác giả của câu nói ví Ŷon "Chung thủy cao, chung thủy và chung thủy thấp")

Theo báo Pháp luật TP. HCM ngày 13/6, bài “Chung thủy cao, chung thủy và chung thủy thấp”, ĐB. Thuyền kể một câu chuyện vui mà ông nghe được: “Hai vợ chồng nhà nọ khi nghe Quốc hội soạn thảo về lấy phiếu tín nhiệm với ba mức đã đưa ra 3 tiêu chí sốnŧ chung thủy: “Chung thủy cao - chung thủy và chung thủy thấp”. Sau một năm, thấy chồng quan hệ lăng nhăng nên bà vợ đề nghị sửa, hoặc chung thủy hoặc bồ bịch, không thể chọn cả hai. Ông chồng không nghe, vẫn bảo giữ 3 mức như thế, bà vợ bảo ngay “dây tŨần kinh của ông bị đứt à?”.


Câu chuyện ông Thuyền kể hư thực đến đâu không rõ. Song, chuyện ĐB. Thuyền không hài lòng với Nghị quyết sửa đổi vừa qua vìĠvẫn giữ ba mức tín nhiệm thì chắc chắn 100% vì ông Thuyền thẳng thắn bày tỏ thái độ của mình, rằng: “buồn vì dự thảo Nghị quyết sửa đổi quy định về lấy phiếu tín nhiệm đi chỉnh nội dung sửa mà người dân ghi nhận, khen ngợi – đó là việc lấy phiếu, đánh ŧiá tín nhiệm định kỳ hàng năm thì lại sửa trong khi nội dung bị chê, không nhận được nhiều ủng hộ lại giữ nguyên – đó là việc thiết kế phiếu tín nhiệm với 3 mức”.


Cùng quan điểm với ĐB. Thuyền, ĐB. Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) – Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội cho rằng lấy phiếu như vậy quá hình thức, an toàn cho cán bộ vì dù gọi là tín nhiệm cao hay thấp thì cũng vẫn là “tín nhiệm”. Ông Hùng dẫn chᷩng, kết quả lần lấy phiếu “thử” tại Quốc hội một năm trước cho thấy, người thấp phiếu nhất thì cũng vẫn ở mức… tuyệt đối an toàn. Ở địa phương, cũng chỉ… 2 cán bộ cấp huyện, xã có số phiếu thấp quá bán.


Đại biểu Trần Văn Độ (An Giang) – Phó Chánh án TAND tối cao cũng cảnh báo: “Để 3 mức tín nhiệm là hình thức chứ không phải là thận trọng, người dân rất bức xúc”.

Đại biểu Đỗ Văn Đương - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng đề nghị chỉ nên duy trì 2 mức tín nhiệm và không tín nhiệm. Ông Đương kể: “Đúng như anh Nguyễn łá Thuyền nói, tôi gặp cử tri họ nói sao đại biểu Quốc hội dốt thế, tôi cũng chỉ nói là ųẽ cố gắng nghiên cứu”.

Lý do là bởi trước đó, ông Thuyền kể cử tri bình luận thế này: “Chúng tôi đi tiếp xúc cử tri, họ bảo đại biểu Quốc hội sao dốt thế nhỉ?”.

Trái với ý kiến của phần lớn các ý kiến phát Ţiểu, ĐB. Danh Út (Kiên Giang) , Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa-Vũng Tàu) lại tán thành hướng thiết kế 3 mức tín nhiệm vì lấy phiếu tín nhiệm khác với bỏ phiếu tín nhiệm…

Phải khẳng định một trong những thành tựu lớn nhất của nhiệm kỳ Quốc hội lần này là đã “trả được món nợ với cửč tri” như lời của nguyên Chủ nhiệm UB Các vấn đề Xã hội Nguyễn Thị Hoài Thu bởi đã hơn 12 năm (2002), qua bốn nhiệm kỳ, lần đầu tiên Quốc hội đã đưa một điều luật do chính Quốc hội đề ra đi vào cuộc sống. Đó là Điều 12 Luật tổ chức Quốc hội: “Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn”.

Nhớ lại kỳ bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên năm 2013 đã được cử tri cả nước nồng nhiệt ủng hộ. Tuy nhiên, Quốc hội đã tạm dừng việc bỏ phiếu tín nhiệm mà vẫn theo lời ĐB. Đương trong bài báo trên “đã phải dừng lạiĠmà không rõ lý do".


Tại phiên thảo luận về vấn đề này vừa qua, nhiều đại biểu đã bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc lấy phiếu tín nhiệm một lần trong một nhiệm kỳ, đề nghị ít nhất là 2 lần và đặc biệt, nhiều đại biểu đã bày tỏ quan điểm khá “quyết liệt” đề nghị Quốc hội chỉ nên lấy phiếu ở hai mức: Tín nhiệm và khǴng tín nhiệm.

Những câu nói như “đứt dây thần kinh”, “chung thủy cao, chung thủy và chung thủy thấp”, “Đại biểu Quốc hội sao dốt thế nhỉ?” được chính đại biểu Quốc hội kể lại tại nghị trường phần nào đã thể hũện sự không bằng lòng với cách lấy phiếu mà như Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) – Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội “quá hình thức, an toàn cho cán bộ”.

 ļ/b>

Bùi Hoàng Tám

 

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý.ĠSau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.

Cám ơn các bạn!