Dẹp nạn “một người làm quan, cả họ được nhờ”

(Dân trí) - Bố trí chức danh bí thư cấp ủy, chủ tịch UBND, chánh án TAND, viện trưởng VKSND và cán bộ cấp trưởng các ngành thanh tra, công an, tài chính, thuế, hải quan không phải là người địa phương, đó là tinh thần Chỉ thị 36 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

(Minh họa: Ngọc Diệp)

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Sự quyết liệt trong công tác cán bộ, hạn chế ɴối đa nạn ô dù, thân quen, bè phái, dòng họ bà con trong bộ máy lãnh đạo các địa phương đã rất được sự đồng thuận và ủng hộ của người dân.

Từ xưa, người Việt có câu “một người làm quan cả họ được nhờ”. Xét khía cạnh nào đó, câu nàyȍ chứa đựng quan điểm tiêu cực. Và hiện nay, nó được bộc lộ rõ ràng, có khi còn hơn cả cái thời sinh ra câu này.

“Cả họ được nhờ” có khi là cho chác ít vật chất, có khi mượn oai dòng họ có người làm quan để thị uy với kẻ khác, nhưngȠcái được nhờ nhất chính là được chia chác quyền lực. Một ông quan đầu tỉnh, đầu ngành là người địa phương, thì nảy sinh khả năng ưu tiên các vị trí cán bộ chủ chốt cho người thân họ hàng. “Gia đình trị” tiến tới “dòng họ trị” là để bảo vệ quyền lực choȠcá nhân từng người. Nhóm lợi ích bản thân là một bè phái, cộng thêm quan hệ dòng tộc cho nên sự liên kết rất chặt. Mối quan hệ có tính họ hàng là động cơ để bảo vệ nhau trong những trường hợp có người vi phạm pháp luật hoặc sai trái.

Ȋ

Một cá nhân muốn tham nhũng còn sợ hãi bị phát hiện, nhưng một bè phái cùng tham nhũng và che chắn cho nhau thì độ an toàn cao hơn. Có lẽ, tham nhũng nhiều nhưng phát hiện ít là do sự che chắn kỹ lưỡng này.

Mối quan hệ dòng họ ɣan thiệp rất nhiều vào công tác tổ chức, chọn người thân cho quyền lợi của riêng tư hơn chọn người cho công việc chung. Ở đây không phải kẻ bề dưới “thấy người sang bắt quàng làm họ”, mà chính kẻ bề trên muốn có một hàng rào nhân sự dễ sai khiến và thựɣ thi công việc bằng thái độ tuân phục. Tuân phục một ông quan và tuân phục một ông chú, ông bác, bà dì… trong dòng họ.

Vì thế, ngay trong cơ quan hành chính, có thể thấy rõ những biểu hiện quan hệ dòng họ trong cách xưng hô và tháɩ độ ứng xử. Sự tuân phục không phải là mối quan hệ trên dưới trong một tổ chức, trong một cơ quan, đơn vị, mà như trong một gia đình. Cấp dưới xưng chú, bác, cấp trên đối đáp lại bằng mày, tao.

Nếu như thực hiện một khảo sát khách ɱuan tất cả các địa phương, ngành về công tác cán bộ, thì có thể cho ra kết quả về nhân sự theo mô hình “cả họ được nhờ”. Không chừng đây là đề tài khoa học nghiên cứu về công tác tổ chức cán bộ trong một giai đoạn của đất nước.

Trước một tập quán mang tính “thành trì” như vậy, Chỉ thị 36 là đòn công phá làm sụp đổ cái thành trì ấy. Một ông quan đầu tỉnh, đầu ngành không phải là người địa phương, thì sẽ hạn chế tối đa sự can thiệp dòng họ trong công tác nhân sự.

Nhưng chỉ hạn chế thôi. Nạn ô dù, bè phái có thể bị ngăn chặn ban đầu, nhưng theo thời gian, với những cán bộ lãnh đạo thiếu phẩm chất, vẫn tạo ra bè phái và “dòng họ” theo cáɣh riêng của mình. Cho nên, chọn cán bộ lãnh đạo có tầm trí tuệ và phẩm chất đạo đức cao vẫn là yếu tố quyết định.

Lê Chân Nhân

BLOG rất mong nhận được bình luận của cáɣ bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được ch˺ng tôi đón đợi và quan tâm.

Cám ơn các bạn!