Tanmono: Một súc vải, một bộ kimono

Mai Nâu

(Dân trí) - Một bộ kimono được may nguyên từ một súc vải, gọi là tanmono.

Tanmono: Một súc vải, một bộ kimono - 1

Tanmono có khổ vải đặc thù. Ảnh: motto-jp

Được gọi là "tanmono", vải may kimono có kích thước riêng, rộng cỡ 38 - 41cm, dài cỡ 1250cm. Đơn vị để tính tanmono là 'Ittan', một 'Ittan' làm nên một bộ kimono.

Sở dĩ tanmono có kích thước đặc thù như vậy là bởi đó là khổ vải cần thiết để may một bộ kimono dành cho nữ giới. Kimono dành cho nam thì tương đối khác, độ rộng khoảng hơn 40cm, nhưng chiều dài lại có thể ngắn hơn so với kimono nữ (vì kimono của nữ cần 'ohashori', là khoảng vải để gập ở phần bụng).

Trên thực tế, mỗi kiểu kimono sẽ có độ dài và rộng khác nhau. Hiện nay, người dân Nhật Bản có tăng trưởng hơn trước kia về dáng vóc và chiều cao nên những người thợ cũng làm ra các súc vải có kích thước lớn hơn.

Với kimono dành cho nữ, khổ vải có thể lên 40cm, còn nam thì khoảng 42cm.

Vải kimono được chia thành 8 phần, 2 phần tay áo trái và phải, 2 phần vải can, 1 cổ áo, 1 phần đệm cổ.

Nếu so sánh với cách may Âu phục thì thao tác may kimono đơn giản hơn nhiều. Người ta tận dụng tối đa vải khi may kimono và giảm thiểu cắt thừa vải.

Có thể cắt các phần sát tới mức nếu ghép lại, chúng sẽ tạo thành mảnh tanmono hệt như ban đầu. Do đó ta có thể giặt, nhuộm và sửa lại.

Dưới đây là cách cắt 8 phần vải tạo nên một chiếc kimono.

Tanmono: Một súc vải, một bộ kimono - 2

Kimono được tạo thành từ 8 phần. Ảnh: Hirota Tsumugi

Ví dụ như chiếc kimono dưới đây. Mảnh lụa Oshima tsumugi được nhuộm bằng bùn dành cho kimono nữ với kỹ thuật nhuộm kasuri ikat đặc biệt.

Khổ rộng 39cm với 2 góc có lề 1cm để khâu. Tổng diện tích của vải là 4,5m2.

Nguyên nhân tanmono rộng 38 - 41cm là do cấu trúc hạn chế của khung cửi tay. Thợ dệt đưa con thoi qua lại, từ tay trái qua tay phải nên độ rộng của vải kimono hẹp hơn độ dài sải tay và 40cm là độ rộng tối ưu để di chuyển con thoi.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm