1. Dòng sự kiện:
  2. Chuyển động bất động sản 2024

Nở rộ 'mốt' cà phê chung cư

Trào lưu biến những căn hộ chung cư cũ thành nơi kinh doanh cà phê ngày càng phổ biến tại các thành phố lớn, nhất là TPHCM và Hà Nội, nơi có nhiều khu chung cư cũ và nhà tập thể lâu năm.

Trong khi đó, nếu lựa chọn mô hình kinh doanh hiện đại, vị trí thuận tiện thì chi phí thuê mặt bằng quá cao, phải nhiều sự cạnh tranh nên khó bám trụ được giữa đại dịch Covid-19.

Nở rộ mốt cà phê chung cư - 1
Nở rộ mốt cà phê chung cư - 2

Tại Hà Nội, ở tầng 2 một khu tập thể cũ trên đường Tôn Thất Tùng (phường Kim Liên, quận Đống Đa), các căn hộ liền kề đã được thuê lại để cải tạo thành không gian quán cà phê.

Nở rộ mốt cà phê chung cư - 3

Theo chia sẻ của chủ quán, mô hình kinh doanh này đã được chị duy trì khoảng 4 năm. "Sau khi thuê lại chúng tôi hầu hết giữ nguyên kết cấu ban đầu của căn hộ và chỉ decor thêm nhằm tạo ra không gian về một căn nhà tập thể cũ".

Nở rộ mốt cà phê chung cư - 4
Nở rộ mốt cà phê chung cư - 5

"Mô hình này không chỉ thu hút khách hàng đến uống trà, cà phê mà còn có nhiều bạn trẻ yêu thích phong cách xưa cũ tìm đến chụp ảnh lưu niệm, ảnh cưới", chủ quán chia sẻ thêm.

Nở rộ mốt cà phê chung cư - 6

Còn tại khu tập thể Thành Công (quận Ba Đình), một căn hộ cũng được chuyển thành quán trà mặc dù không gian khá nhỏ hẹp.

Nở rộ mốt cà phê chung cư - 7

Còn ở khu tập thể ở Tông Đản (Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm), một căn hộ tại tầng 3 gần chục năm nay được thiết kế thành nơi thưởng trà khá có tiếng.

Nở rộ mốt cà phê chung cư - 8
Nở rộ mốt cà phê chung cư - 9

Một số chủ cửa hàng cho biết họ lựa chọn kinh doanh ở khu tập thể cũ một phần là do sở thích, một phần là bởi thị trường giá thuê mặt bằng ở những nơi này không cao, khoảng 4-8 triệu đồng/tháng/căn 40 - 80 m2, thấp hơn rất nhiều lần so với cùng diện tích ở nơi đắc địa.

Nở rộ mốt cà phê chung cư - 10
Nở rộ mốt cà phê chung cư - 11

Tuy nhiên, lựa chọn kinh doanh ở khu tập thể, chung cư cũ cũng tồn tại nhiều vấn đề, thách thức người kinh doanh như cơ sở hạ tầng xuống cấp, nhếch nhác, các yếu tố về PCCC không hoàn toàn được đảm bảo.

Nở rộ mốt cà phê chung cư - 12

Hiện nay không có quy định trực tiếp, rõ ràng về việc nhà tập thể có được sử dụng để làm nơi kinh doanh hay không. Tuy nhiên với tính chất như nhà chung cư nhiều tầng, dùng mục đích để ở nên phòng đăng ký kinh doanh sẽ từ chối chấp nhận việc sử dụng nhà tập thể vào mục đích đăng ký hộ kinh doanh.

Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định

Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh căn cứ theo Điều 3 Luật nhà ở năm 2014.

Nhà tập thể hay còn được gọi là nhà chung cư không khép kín. Đây là dạng nhà có nhiều căn hộ thuộc sở hữu nhà nước trước xây dựng để cho cán bộ hoặc những đối tượng thuộc diện chính sách ở.

Hiện nay nhà ở tập thể có hai dạng là nhà đã thanh lý (chủ sở hữu có sổ hồng là chủ sở hữu và không phải đóng tiền hàng tháng) và nhà chưa thanh lý (có hợp đồng thuê nhà với nhà nước, hàng tháng đóng tiền thuê).

Khoản 7 Điều 80 Nghị định 99/2015NĐ-CP nêu rõ

Trường hợp trong giấy tờ đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi sử dụng căn hộ chung cư làm địa điểm kinh doanh trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh này phải chuyển hoạt động kinh doanh sang địa điểm khác không phải là căn hộ chung cư trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ đăng ký kinh doanh phải làm thủ tục điều chỉnh lại địa điểm kinh doanh ghi trong giấy tờ đăng ký kinh doanh đã cấp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sang địa điểm khác trong thời hạn quy định tại Khoản này; quá thời hạn quy định tại Khoản này thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được kinh doanh tại căn hộ chung cư.