Lễ xuân phân báo hiệu mùa xuân về ở Nhật Bản

Chi Chi

(Dân trí) - Lễ xuân phân (Shunbun no hi) ở Nhật Bản mang ý nghĩa mừng xuân về và cảm tạ thiên nhiên.

Xuân phân là khoảng thời gian có ngày và đêm giống nhau. Tại Nhật Bản, vào tháng 3 có ngày lễ được gọi là Ngày lễ xuân phân (Shunbun no hi), mang ý nghĩa mừng xuân về và cảm tạ thiên nhiên. Đây cũng là khoảng thời gian các loài động vật thức dậy sau thời kỳ ngủ đông dài, và con người cũng dồi dào năng lượng hơn. 

Ngày lễ xuân phân là gì? Nó có ý nghĩa thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời. 

Lễ xuân phân báo hiệu mùa xuân về ở Nhật Bản - 1

Lễ xuân phân mang ý nghĩa mừng xuân về và cảm tạ thiên nhiên (Ảnh: Fun-Japan). 

Ngày lễ xuân phân là gì?

Ngày lễ xuân phân ra đời vào năm 1948 và là ngày lễ quốc dân chính thống tại Nhật Bản. Ngày lễ mang ý nghĩa "kính trọng thiên nhiên, ưu ái sinh mệnh". Ngày lễ báo hiệu mùa xuân về và những ngày nắng ấm cũng tăng dần lên.

Trước khi được quy định là ngày lễ quốc dân, đây từng là Lễ cúng tổ tiên tiết xuân phân (Shunki Koreisai). Vào ngày lễ, Thiên Hoàng trong cung đình sẽ tổ chức nghi thức cúng tế linh hồn tổ tiên đời trước. Cho đến ngày nay, cứ đến dịp xuân phân thì Lễ cúng tổ tiên tiết xuân phân, và đến dịp thu phân thì lễ cúng tổ tiên tiết thu phân sẽ được tổ chức. 

Lễ xuân phân báo hiệu mùa xuân về ở Nhật Bản - 2

Lễ xuân phân có sự chênh lệch theo mỗi năm từ khoảng ngày 20 - 21/3 (Ảnh: Fun-Japan). 

Theo thiên văn học, lễ xuân phân là thời điểm "mặt trời đi ngang qua điểm xuân phân của đường xích đạo từ bắc sang nam", có sự chênh lệch theo mỗi năm từ khoảng ngày 20 - 21/3. Vì vậy cứ đến ngày 1/2 hàng năm, hội nghị nội các sẽ dựa theo bảng lịch "Rekisho-nenpyo (暦象年表)" do đài thiên văn quốc gia lập nên và quyết định ngày lễ xuân phân thích hợp.

Lễ xuân phân báo hiệu mùa xuân về ở Nhật Bản - 3

Hội nghị nội các do đài thiên văn quốc gia lập nên và quyết định ngày lễ xuân phân thích hợp (Ảnh: Fun-Japan). 

Phong tục viếng mộ vào ngày lễ xuân phân

Tuần lễ có ngày lễ thu phân được gọi là "Haru higan (春彼岸)". Mùa thu cũng có ngày lễ thu phân, nên tuần lễ có ngày lễ thu phân thì được gọi là "Aki higan (秋彼岸)". Từ ngữ "Higan (Bỉ ngạn)" trong Phật giáo mang ý nghĩa "thế giới giác ngộ được từ thế giới đầy phiền não", nói đơn giản hơn là "thế giới có các linh hồn của tổ tiên, những người đi trước sinh sống". Để cúng dưỡng linh hồn tổ tiên, cứ đến thời gian này thì mọi người thường hay đi viếng mộ.

Lễ xuân phân báo hiệu mùa xuân về ở Nhật Bản - 4

Mọi người thường hay đi viếng mộ vào lễ xuân phân (Ảnh: Fun-Japan). 

Ngày lễ xuân phân có gì khác với ngày lễ thu phân? 

Cũng giống như lễ Higan được chia thành 2 lần xuân và thu, nên ngày lễ cũng có 2 loại xuân phân và thu phân. Xuân phân là khoảng thời gian ban đêm dài đăng đẳng bắt đầu ngắn lại, và thu phân thì là khoảng thời gian ban đêm vốn ngắn ngủi bắt đầu dài ra. 

Thưởng thức bánh nếp Botamochi vào ngày lễ xuân phân

Món ăn tượng trưng cho dịp lễ Higan vào mùa xuân là bánh nếp Botamochi. Dịp thu phân vào mùa thu thì có bánh Ohagi. Trên thực tế 2 loại bánh này khá giống nhau, chỉ có cách gọi là khác nhau theo mùa.

Lễ xuân phân báo hiệu mùa xuân về ở Nhật Bản - 5

Món ăn tượng trưng cho dịp lễ Higan vào mùa xuân là bánh nếp Botamochi (Ảnh: Fun-Japan). 

"Botamochi" lấy từ tên gọi của loài hoa mẫu đơn (trong tiếng Nhật gọi là Botan), và "Ohagi" thì bắt nguồn từ loài hoa hồ chi (trong tiếng Nhật gọi là Hagi). Bánh được làm từ đậu đỏ và được tin rằng có công dụng trừ ma, được sử dụng làm đồ cúng nhằm xua đuổi tà khí.