1. Dòng sự kiện:
  2. Chuyển động bất động sản 2024

Động thái tạo đòn bẩy cho bất động sản nghỉ dưỡng Mũi Né

Trường Thịnh

(Dân trí) - Hội tụ giá trị văn hóa bản địa cùng cảnh sắc thiên nhiên nguyên sơ tuyệt mỹ, Mũi Né thích hợp khai thác du lịch quanh năm. Với hạ tầng phát triển, cùng bến du thuyền quy mô sắp hiện diện, điểm đến du lịch này hứa hẹn thêm "sức nóng".

Sự "chuyển mình" của Mũi Né

Năm 1993, một cặp vợ chồng người Pháp liên doanh cùng Công ty Du lịch Bình Thuận lựa chọn Mũi Né, Phan Thiết làm nơi phát triển dự án nghỉ dưỡng, cũng là resort đầu tiên của Việt Nam. Với lượng khách chủ yếu là người Pháp, Đức và thường lưu trú dài ngày, công suất khai thác phòng tại đây thường đạt trên 90%.

Thành công của dự án nhanh chóng thu hút sự quan tâm của các thương hiệu bất động sản nghỉ dưỡng lớn. Hàng chục khu nghỉ dưỡng xuất hiện tại Mũi Né, biến những làng chài, đồi cát ven biển dần trở thành địa danh du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới. Những thị trường khách quốc tế phổ biến nhất ở Mũi Né phải kể đến đó là Nga, Đức, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Canada, Phần Lan, Hồng Kông (Trung Quốc).

Động thái tạo đòn bẩy cho bất động sản nghỉ dưỡng Mũi Né - 1
Phan Thiết (Bình Thuận) là điểm đến được yêu thích của du khách trong và ngoài nước (Ảnh: Novaland).

Tuy được khai thác du lịch từ khá sớm và sở hữu nhiều lợi thế từ khí hậu, biển xanh cát trắng nắng vàng, những vịnh biển có vị thế đắc địa đến kỳ quan thiên nhiên nhưng sau mấy chục năm, bất động sản nghỉ dưỡng Mũi Né vẫn chưa phát triển được như kỳ vọng cả về chiều rộng và chiều sâu.

Các loại hình, sản phẩm du lịch chưa đủ đa dạng để phục vụ nhu cầu và níu chân du khách ở lại lâu hơn. Với vị thế và tiềm năng du lịch đặc biệt, tỉnh Bình Thuận thời gian qua đã có những động thái tích cực nhằm thúc đẩy "thủ phủ resort" Mũi Né bừng sáng.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Bình Thuận dự kiến đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng. Tỉnh định hướng phát triển đa dạng, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch dựa trên lợi thế khác biệt của địa phương như: du lịch biển, thể thao, giải trí; du lịch văn hóa; du lịch chăm sóc sức khỏe; du lịch MICE; du lịch sinh thái...

Tỉnh Bình Thuận cũng có những chính sách để thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản, du lịch. Đây là tiền đề để phát triển các tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng tích hợp quy mô, được quy hoạch bài bản, đẳng cấp đưa Bình Thuận vươn tầm trở thành điểm đến quốc tế hấp dẫn hàng đầu.

Loạt dự án nghỉ dưỡng quy mô đưa Mũi Né trở lại "đấu trường" quốc tế

Mũi Né từng được vinh danh bởi nhiều trang báo, tạp chí quốc tế lớn. Cụ thể là: Top 10 Điểm đến được khách du lịch quốc tế ưa thích nhất Việt Nam (theo Tour Opia), Top 7 Bãi biển đẹp nhất Việt Nam (theo Lonely Planet), Top 10 Điểm du lịch biển lý tưởng nhất châu Á (theo Asiaone)...

Động thái tạo đòn bẩy cho bất động sản nghỉ dưỡng Mũi Né - 2
Mũi Né quy tụ cảnh quan thiên nhiên sống động, kỳ vĩ, được công nhận là Top 10 Điểm du lịch biển lý tưởng châu Á (Ảnh: Novaland).

Giàu tiềm năng du lịch, Mũi Né luôn lọt top những điểm đến có lượt khách du lịch trong và ngoài nước cao trên cả nước. Năm 2020, danh hiệu Khu du lịch quốc gia được xem như đòn bẩy, thúc đẩy du lịch Mũi Né nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung trở thành "điểm sáng" du lịch tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bình Thuận phấn đấu đến năm 2025 sẽ thu hút khoảng 9 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 1,5 triệu lượt . Đến năm 2030 lượng du khách đến đây sẽ là 16 triệu lượt, trong đó khách quốc tế chiếm 15-20%. Mũi Né đang được Chính phủ chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng bài bản từ đường hàng không, đường bộ đến đường thủy.

Cụ thể, tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dự kiến về đích vào cuối năm nay, giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa TPHCM và Phan Thiết chỉ còn khoảng 2 tiếng. Sân bay Phan Thiết với vốn đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng có thể đón 2 triệu khách mỗi năm, dự kiến khánh thành giai đoạn 1 vào năm 2022.

Cao tốc và sân bay khi đi vào hoạt động sẽ mở rộng và tăng cường liên kết vùng, giúp Mũi Né khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng đang có. Song song, tỉnh Bình Thuận cũng đã có những chính sách trải thảm đỏ để thu hút nhiều "ông lớn" bất động sản rót vốn vào đây.

Thị trường bất động sản Mũi Né càng thêm sôi động khi mới đây, thông tin ra mắt dự án NovaWorld Mui Ne - Marina City với quy mô hơn 680 ha sẽ đặt tại "thủ phủ resort" Mũi Né. Trong đó, điểm nhấn là bến du thuyền theo tiêu chuẩn quốc tế với sức neo đậu hơn 1.000 chiếc cùng nhiều trải nghiệm sống cao cấp, thỏa mãn phong cách sống của giới thượng lưu toàn cầu.

Động thái tạo đòn bẩy cho bất động sản nghỉ dưỡng Mũi Né - 3

Hình phối cảnh dự án NovaWorld Mui Ne - Marina City, quy mô 680 ha.

Dự án này được định hướng kiến tạo nên một "Thành phố vịnh du thuyền - Điểm đến quốc tế" quy mô hàng đầu khu vực châu Á với lối sống nghỉ dưỡng thượng lưu và xa hoa bên vịnh du thuyền quốc tế.

"Nếu nhìn sự phát triển của Hercules (Monaco), Victoria (Hồng Kông - Trung Quốc), Palm Jumeirah (Dubai) hay Marina Sand Bay (Singapore)... chúng ta sẽ dễ dàng thấy giá trị của những tổ hợp nghỉ dưỡng này đối với sự thay đổi diện mạo đô thị, kinh tế, du lịch và bất động sản của khu vực. Mũi Né, Bình Thuận có lợi thế khác biệt và hiếm có. Đó là kỳ quan vịnh biển, rất phù hợp để phát triển các dự án thành phố vịnh trên bến du thuyền quốc tế. Nếu tối ưu lợi thế này và phát triển bài bản, nó không chỉ tạo sức bật phát triển cho Bình Thuận mà còn giúp Mũi Né vươn xa trên bản đồ du lịch thế giới", anh Gia Huy - một nhà đầu tư chuyên nghiệp đến từ Hà Nội - chia sẻ.

Dự án NovaWorld Mui Ne - Marina City được kỳ vọng sẽ tạo sức bật cho sự phát triển du lịch nghỉ dưỡng của Mũi Né, Bình Thuận, mở ra cơ hội giàu tiềm năng cho các nhà đầu tư.