Đánh thức tiềm năng đô thị biển La Gi

Trường Thịnh

(Dân trí) - La Gi đang trên đà phát triển trở thành thành phố biển thứ 2 của tỉnh Bình Thuận sau Phan Thiết. Chủ trương của tỉnh đã chủ động tạo ra các "bệ phóng" hạ tầng, giao thông kết nối vùng, đẩy mạnh chính sách thu hút đầu tư…

La Gi - đô thị hạt nhân vùng kinh tế phía Nam Bình Thuận

Theo đồ án quy hoạch xây dựng vùng của tỉnh Bình Thuận đến năm 2030, La Gi được xác định là đô thị hạt nhân của vùng kinh tế phía Tây Nam tỉnh Bình Thuận, với thế mạnh là phát triển công nghiệp tập trung, hình thành các trung tâm dịch vụ, thương mại và du lịch.

Đánh thức tiềm năng đô thị biển La Gi - 1
La Gi sở hữu cảng cá lớn nhất tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Shutter Stock

La Gi hiện có trên 200 doanh nghiệp của các thành phần kinh tế và 9.500 hộ kinh doanh đang hoạt động, 99 cơ sở lưu trú với gần 2.000 phòng, 12 dự án du lịch hoạt động có hiệu quả, tăng bình quân 9.45 %/năm. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp có quy mô lớn đang dịch chuyển dòng tiền về đây.

Hạ tầng "chắp cánh" cho du lịch

Theo một số chuyên gia kinh tế, việc phát triển hạ tầng đô thị đã tạo sức hút về du lịch, chuỗi đô thị ven biển, bất động sản nghỉ dưỡng cho La Gi. Hàng loạt dự án xây dựng đường ven biển, cao tốc, sân bay... đều tăng tính kết nối đến La Gi. Các dự án đều nối Quốc lộ 55 đi Bà Rịa - Vũng Tàu đến sân bay Long Thành ở phía Nam. Còn ở phía Bắc, các dự án kết nối sân bay Phan Thiết sẽ giúp La Gi phát triển hơn nữa.

Đánh thức tiềm năng đô thị biển La Gi - 2
Hạ tầng giao thông kết nối giúp thời gian di chuyển TP.HCM - La Gi nhanh hơn cả TP.HCM - Phan Thiết

Bên cạnh đó, La Gi sở hữu 28km chiều dài bờ biển với thiên nhiên tuyệt đẹp cùng nhiều danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa mang đậm giá trị lịch sử như Đồi Dương, Bãi biển Cam Bình, Ngảnh Tam Tân, đảo Hòn Bà, Dinh Thầy Thím… Đồng thời, đô thị biển này còn sở hữu vị thế độc tôn khi nằm trong "tứ giác du lịch" Đà Lạt, Vũng Tàu, Cam Ranh - Nha Trang, TP.HCM

Theo Báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, năm 2019, toàn tỉnh đón hơn 6.4 triệu lượt khách, doanh thu từ du khách đạt 15.110 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2030, tổng lượng khách có thể đến đạt 17,5 triệu (quốc tế đạt 2,2 triệu), doanh thu đến năm 2030 đạt trên 78.000 tỷ đồng. Cùng với Phan Thiết, La Gi sẽ là điểm đến mới thu hút du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm, đặc biệt khi sân bay Phan Thiết và Long Thành đi vào hoạt động.

La Gi - tọa độ tâm điểm mới của nhà đầu tư

Với lợi thế về hạ tầng được đầu tư đồng bộ, bất động sản La Gi đang nóng lên từng ngày và thanh khoản mạnh sau thời gian yên ắng. Một số dự án đất nền có giá trị giao dịch thứ cấp tăng gấp 2 - 3 lần. Ở những vị trí thuận tiện kinh doanh, giá nhà đất đạt gần 40 triệu đồng/m2. Dù vậy, mức giá này vẫn được đánh giá khá mềm, chỉ bằng 1/10 ở các thị trường Nha Trang, Đà Nẵng và bằng khoảng 1/4 so với khu vực Mũi Né.

Đánh thức tiềm năng đô thị biển La Gi - 3
La Gi sẽ trở thành đại đô thị du lịch trọng điểm của tỉnh Bình Thuận và thu hút nhà đầu tư vào thời điểm cuối năm nay

Khi đã nhắm đến một thị trường tiềm năng sôi động như La Gi, các nhà đầu tư thường sẽ nhắm đến các sản phẩm có lợi thế khác biệt rõ rệt, quy hoạch tốt để tìm kiếm cơ hội sinh lời bền vững trong tương lai, đặc biệt là các phức hợp đô thị khép kín với mô hình ở - cho thuê - kinh doanh - nghỉ dưỡng. Lợi thế của loại hình đô thị này săn đón được lượng đông cư dân lưu trú, kết nối được với du lịch để tạo ra sự sôi động dịch vụ thương mại biển. Vì vậy, nhà đầu tư sở hữu tài sản được quy hoạch trong phức hợp đô thị hưởng lợi từ môi trường sống và tiềm năng khai thác kinh doanh.

Đi cùng với định hướng phát triển du lịch của Tỉnh, hệ thống hạ tầng giao thông đang được quy hoạch đồng bộ sẽ là bệ phóng để La Gi bứt phá ngoạn mục, trở thành một trong những thủ phủ du lịch sôi động của tỉnh Bình Thuận. Sự xuất hiện của các phức hợp đô thị hiện đại tại thời điểm này tại La Gi sẽ mang đến một làn gió mới thúc đẩy thị trường bất động sản khu vực và mở ra cơ hội lợi nhuận sinh lời vượt trội cho các nhà đầu tư đón đầu.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm