Chiêm ngưỡng họa tiết 4 mùa tuyệt sắc của kimono Nhật Bản

Mai Nâu

(Dân trí) - Mỗi mùa của Nhật Bản đều có cho riêng mình một bộ sưu tập họa tiết kimono truyền thống. Dưới đây là những mẫu đặc sắc nhất.

Mùa xuân:

Chiêm ngưỡng họa tiết 4 mùa tuyệt sắc của kimono Nhật Bản - 1

Mận: Mặc dù ngày nay lễ hội ngắm hoa tập trung vào hoa anh đào, nhưng hoa mận cũng là một phần không thể thiếu của mùa xuân. Trước thời kỳ Nara (710-94) từ hoa trong tiếng Nhật Bản 'hana' là từ dành riêng cho hoa mận. Cây mận nở hoa vào mùa đông nên trong văn hóa Nhật Bản khi nhìn thấy hoa mận cũng có nghĩa một năm mới sắp đến.

Chiêm ngưỡng họa tiết 4 mùa tuyệt sắc của kimono Nhật Bản - 2

Con công: Họa tiết con công thường xuất hiện trên những chiếc furisode, trang phục đặc trưng dành cho những thiếu nữ. Họa tiết con công từng rất được ưa chuộng vào thời kỳ gần đây như thời Meiji (1868-1912) và thời Showa (1926-88) do ảnh hưởng của châu Âu.

Chiêm ngưỡng họa tiết 4 mùa tuyệt sắc của kimono Nhật Bản - 3

Cầu hoa: Cầu hoa - kusudama là chiếc túi trang trí thường đựng dược liệu hoặc hương liệu. Thiết kế của những chiếc túi bị ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc trong thời kỳ Heian (794-1185) và chúng được coi là biểu tượng của vận may.

Chiêm ngưỡng họa tiết 4 mùa tuyệt sắc của kimono Nhật Bản - 4

Hoa mẫu đơn: Được coi như vua của muôn hoa, hoa mẫu đơn được người Trung Quốc mang tới Nhật Bản vào thời kỳ Nara. Tuy vậy trong hội họa và thiết kế thì Nhật Bản mới là quốc gia khiến mẫu đơn trở thành loài hoa được mọi người yêu thích.

Chiêm ngưỡng họa tiết 4 mùa tuyệt sắc của kimono Nhật Bản - 5

Giỏ hoa hanakago: Giỏ tre hay còn gọi là hanakago đã xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày của người Nhật từ ngàn năm. Chúng đẹp nhưng cũng rất tiện dụng, đặc biệt giỏ tre được dùng để đựng những bông hoa hái được vào mùa xuân, do vậy chúng trở thành một họa tiết thông dụng của kimono mùa xuân.

Mùa hè:

Chiêm ngưỡng họa tiết 4 mùa tuyệt sắc của kimono Nhật Bản - 6

Hoa ly: Dù cho hoa ly rất đẹp nhưng chúng không được xuất hiện nhiều trong lịch sử thiết kế kimono. Việc sử dụng hoa ly trở nên thông dụng vào thời kỳ Taisho và Showa (1912-88), có thể nói điều này đạt được là nhờ sự ưa chuộng các loài hoa từ châu Âu.

Chiêm ngưỡng họa tiết 4 mùa tuyệt sắc của kimono Nhật Bản - 7

Tre: Cao và thanh nhã, tre là biểu tượng của nhiều mùa và đặc trưng nhất của mùa hè. Có thể vì rất nhiều người ưa thích vị ngọt mát và tươi giòn của những đọt măng mùa hè đã khiến tre được sử dụng nhiều đến vậy.

Chiêm ngưỡng họa tiết 4 mùa tuyệt sắc của kimono Nhật Bản - 8

Côn trùng: Họa tiết côn trùng thường được sử dụng trên những bộ kimono trang trọng và thường nhật bởi vì chúng biểu trưng cho nước. Chuồn chuồn là loại côn trùng phổ biến nhất vào những ngày cuối hè.

Mùa thu:

Chiêm ngưỡng họa tiết 4 mùa tuyệt sắc của kimono Nhật Bản - 9

Hoa cúc: Không một loại hoa nào có tác động lớn và rộng tới thế giới kimono như hoa cúc. Ở Nhật Bản loài hoa này là biểu tượng của sự trường thọ và trẻ hóa. Người Trung Quốc đã đưa hoa cúc tới Nhật vào thời kỳ Nara. Tới nay, hoa cúc là biểu tượng của hoàng gia Nhật Bản.

Chiêm ngưỡng họa tiết 4 mùa tuyệt sắc của kimono Nhật Bản - 10

Nho: Hoa quả và các loại hạt được coi là biểu tượng cho sự phồn thịnh của vụ mùa mùa thu, và loại quả đặc trưng nhất là nho. Họa tiết chùm nho budo-risu mon là họa tiết thường dùng mang ý nghĩa chúc may mắn và nối dõi dòng tộc.

Chiêm ngưỡng họa tiết 4 mùa tuyệt sắc của kimono Nhật Bản - 11

Lá phong: Nếu hanami là dành cho mùa xuân thì momiji-garu - ngắm lá - dành cho mùa thu. Mùa đổi lá đầy màu sắc này kéo dài hơn mùa hoa đào nở ngắn ngủi, đây cũng là khoảng thời gian con người sống chậm lại).

Chiêm ngưỡng họa tiết 4 mùa tuyệt sắc của kimono Nhật Bản - 12

Truyện kể Genji: Trong thời kỳ Heian, những chiếc xe đẩy là phương tiện vận chuyển chính của quý tộc Nhật Bản. Trên kimono, những chiếc xe này thường được khắc họa trên những cảnh nối trong truyện kể Genji. Được viết vào thế kỷ 11, truyện Genji được coi như cuốn tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới.

Chiêm ngưỡng họa tiết 4 mùa tuyệt sắc của kimono Nhật Bản - 13

Quạt xếp: Quạt xếp được Nhật Bản phát triển và mang qua Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ 10. Quạt xếp từ xưa đã là một biểu tượng không thể thiếu của Nhật Bản, mang ý nghĩa phồn vinh, phát triển và mở rộng.

Mùa đông:

Chiêm ngưỡng họa tiết 4 mùa tuyệt sắc của kimono Nhật Bản - 14

Phượng hoàng: Phượng hoàng là loài linh cầm tượng trưng cho nhiều ý nghĩa. Theo Hán tự nó mang ý nghĩa của lửa và giống cái, điều này khiến họa tiết phượng hoàng trở thành mô típ quan trọng trong kimono. Nó là biểu tượng của sự trung thành, thông thái và rộng lượng.

Chiêm ngưỡng họa tiết 4 mùa tuyệt sắc của kimono Nhật Bản - 15

Hoa trà: Mặc dù là họa tiết mùa đông, theo ngôn ngữ Nhật, hoa trà có nghĩa 'loài hoa mùa xuân'. Hoa trà nở dự báo mùa ấm đang tới gần và sử dụng họa tiết hoa trà vào mùa đông có nghĩa chúc mừng.

Chiêm ngưỡng họa tiết 4 mùa tuyệt sắc của kimono Nhật Bản - 16

Hộp đồ chơi: Những vật dụng thường ngày được sử dụng làm họa tiết trong thiết kế kimono. Đồ chơi và dụng cụ được trang trí bởi hoa là họa tiết mùa đông phù hợp với cả người lớn và trẻ em.

Chiêm ngưỡng họa tiết 4 mùa tuyệt sắc của kimono Nhật Bản - 17

Hạc Tancho Nhật Bản: Không có gì đậm chất Nhật Bản hơn là hình tượng loài chim này. Hạc từ lâu nay được người Nhật tôn trọng cho sự thanh lịch đầy huyền bí của nó. Chúng được coi đem lại điềm may, đặc biệt trong lễ cưới.