Câu chuyện về lòng vị tha đằng sau văn hóa trà đạo

Châu Anh

(Dân trí) - Cuộc tranh cãi gay gắt giữa một samurai đầy tham vọng và một nhà sư khiêm tốn cuối cùng cũng phải nhường chỗ cho một nghi thức được tôn kính nhất Nhật Bản - trà đạo.

Từ lâu chadō, hay trà đạo đã được coi là một trong những nền tảng của văn hóa Nhật Bản, biểu hiện cho chủ nghĩa thẩm mỹ và triết học trong đối ứng hài hòa, hoàn hảo. Nhưng đằng sau đó, không phải ai cũng biết tới câu chuyện về cách trà đạo trở thành sử thi từ cách đây hàng thế kỷ như thế nào.

Ba thế kỷ để thành món uống dành riêng cho giới quý tộc

Cây trà được một nhà sư Phật giáo tên là Eichū mang đến Nhật Bản vào thế kỷ thứ 9 khi ông trở về từ Trung Quốc, nơi trà được sử dụng rộng rãi trong nhiều thế kỷ qua. Eichū phục vụ đồ uống cho hoàng đế không lâu sau đó và một sắc lệnh của hoàng gia được ban hành cho phép trồng các đồn điền trà ở Nhật Bản.

Phải mất ba thế kỷ nữa, nghi lễ trà mới trở thành một tập tục tâm linh. Ban đầu, tencha, một loại trà matcha, được dùng trong các nghi lễ tôn giáo ở các tu viện Phật giáo. Đến thế kỷ 13, trà đã trở thành biểu tượng cho địa vị. Các samurai tham gia vào các bữa tiệc sang trọng để thưởng thức trà và trao giải cho những ai đoán đúng loại trà. Thức uống này được coi là một thứ hàng hóa xa xỉ, chỉ dành riêng cho giới quý tộc Nhật Bản.

Câu chuyện về lòng vị tha đằng sau văn hóa trà đạo - 1

Những đồn điền trà đã được dựng từ nhiều thế kỷ trước.

Wabi-sabi và ảnh hưởng của Rikyū

Mâu thuẫn bắt đầu xuất hiện khi văn hóa trà nằm giữa ranh giới sang trọng và bình dân. Đỉnh điểm của mâu thuẫn xảy ra vào 200 năm sau đó.

Một sự thay đổi chấn động trong văn hóa trà Nhật Bản bắt đầu vào khoảng thời kỳ Muromachi khi việc uống trà trở thành một nghi thức tâm linh. Trọng tâm của điều này là khái niệm Wabi-sabi, với niềm tin chấp nhận sự tạm thời và không hoàn hảo là bước đầu tiên dẫn đến giác ngộ.

Vào thế kỷ 15, hai nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử văn hóa trà của Nhật Bản đã xuất hiện; Murata Jukō và Sen no Rikyū. Ông là một đức Phật và được nhiều người công nhận là cha đẻ của trà đạo Nhật Bản. Ông nêu lên bốn giá trị cốt lõi của buổi lễ bao gồm: kin - sự tôn kính, kei - tôn trọng đồ ăn thức uống, sei - sự tinh khiết trong cơ thể và tinh thần và ji - sự bình tĩnh và tự do không ham muốn.

Nhận định của của Jukō - hoàn toàn khác xa với chủ nghĩa tinh hoa xã hội đã ảnh hưởng tới việc tiêu thụ trà trong vài thế kỷ trước. Điều này có nghĩa là việc uống trà bắt đầu lan rộng đến các tầng lớp khác nhau của xã hội Nhật Bản.

Vào thế kỷ 16, sự ảnh hưởng của Rikyū đối với trà đạo ngày càng trở nên mạnh mẽ. Ông kết hợp triết lý của Ichi-go ichi-e ("một lần gặp gỡ"), biểu đạt rằng mỗi cuộc gặp gỡ cá nhân nên được trân trọng vì một cuộc gặp gỡ như vậy có thể không bao giờ xảy ra nữa.

Tranh cãi về cách pha trà cũng khiến người Nhật đổ máu

Đó là một cuộc tranh cãi về cách pha trà, không chỉ dẫn đến ít nhất hai sinh mạng mất đi mà còn là tiền đề tạo nên tầm ảnh hưởng sâu sắc của Rikyū. Rikyū thân thiết với nhiếp chính samurai Toyotomi Hideyoshi, được lãnh chúa ủng hộ hết mình khi ông truyền bá truyền thống nghi lễ khổ hạnh, ngày nay được gọi là "The Way of Tea".

Nhưng Hideyoshi có ý tưởng riêng về nghi lễ trà, hoàn toàn trái ngược với cách tiếp cận trang nghiêm, tối giản của Rikyū. Đối với nhiếp chính, trà đã trở thành tiền tệ chính trị và văn hóa, một phương tiện để thể hiện quyền lực và sự thống trị cũng như chiến thắng của các quý tộc và chiến binh.

Rikyū, tuy nhiên, ít quan tâm đến các nghi lễ trà như một hình thức chính trị nổi tiếng và kiên quyết theo đuổi quan niệm của mình về sự khiêm tốn và tinh thần trong sạch. Dần dần, tình bạn của họ trở nên rạn nứt khi Hideyoshi bắt đầu coi nhà sư như một trở ngại chính trị.

Mọi việc càng trở nên căng thẳng khi vào năm 1590, Hideyoshi ra lệnh xử tử một trong những đệ tử của Rikyū. Sau đó một năm, vị nhiếp chính ra lệnh cho người bạn trà cũ của mình tự sát. Với tính vị tha đặc trưng, nhà sư đã tuân theo mệnh lệnh của lãnh chúa. Trong những giây phút cuối cùng, nhà sư đã sáng tác bài thơ "Bảo kiếm", đề cập trực tiếp đến con dao mà ông đã dùng để tự sát.

Câu chuyện về lòng vị tha đằng sau văn hóa trà đạo - 2

Trà đạo là văn hóa của Nhật Bản, thể hiện cách nhìn và tư tưởng về tấm lòng vị tha, bác ái, không ngừng nỗ lực để hoàn thành những điều ta cho là không thể. Ảnh: The Culture Trip.

Vào đầu thế kỷ 20, Okakura Kakuzō đã viết "Cuốn sách về trà". Trong đó có một trích đoạn tóm tắt về raison d'être của trà đạo, một tập tục vẫn được thực hiện ở Nhật Bản cho đến ngày nay: "Chủ nghĩa trà khắc sâu sự thuần khiết và hài hòa, sự bí ẩn của những tấm lòng bác ái, chủ nghĩa lãng mạn của trật tự xã hội. Về cơ bản, nó là sự tôn thờ cho những điều không hoàn hảo, vì điều chúng ta gọi là cuộc sống, thực chất là cách chúng ta nỗ lực để hoàn thành một điều gì đó có thể tồn tại trong điều không thể".