An toàn thực phẩm, khi nào hết “nóng”?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có đến 2 triệu ca tử vong do các bệnh liên quan đến thực phẩm không an toàn. Làm sao nhận biết thực phẩm không an toàn? Người tiêu dùng (NTD) nên làm gì để tự bảo vệ mình?

Thực trạng đáng báo động tại Việt Nam

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) cho biết, thực phẩm không an toàn có chứa các vi khuẩn, virut, ký sinh trùng hoặc hóa chất có hại là nguyên nhân của hơn 200 bệnh - từ tiêu chảy đến các bệnh mạn tính như ung thư. Thực phẩm không an toàn tạo ra một vòng luẩn quẩn của bệnh tật và suy dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, theo thông tin gần đây, tình trạng nhập lậu các sản phẩm dinh dưỡng vẫn không ngừng gia tăng. Hình ảnh các chai sữa cho người già và trẻ em không được vận chuyển và bảo quản đúng cách, bị thay đổi nhãn mác và cạo sửa hạn sử dụng, khiến NTD phải lo lắng.

Tính riêng trong năm 2014, Hải quan và các cơ quan quản lý thị trường đã phát hiện hàng trăm ngàn chai sữa Ensure nước được nhập lậu về Việt Nam theo nhiều đường khác nhau, được “ngụy trang” giữa các loa thùng hay vận chuyển bằng xe thô sơ giữa trời nắng. Mặt khác, bộ Y tế cũng chính thức công bố rằng Bộ chưa cấp bất kỳ giấy công bố chất lượng cho các sản phẩm Ensure có dòng chữ “Không bán tại Việt Nam hay Mexico”. Tức là NTD lựa chọn các sản phẩm trôi nổi, không có nhãn chỉ dẫn bằng tiếng Việt đang mạo hiểm sức khỏe của chính mình khi chất lượng chai sữa họ đang dùng không được bảo đảm bởi bất kỳ cơ quan hữu quan nào.

Cần sự hợp tác giữa NTD và nhà sản xuất

Trước thực trang này, trong Ngày Sức Khoẻ Thế Giới (7/4) vừa qua, WHO tại Việt Nam cũng đã chọn “An toàn thực phẩm” làm chủ đề. Ông Jeffery Kobza, quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cho biết: “Các nhà sản xuất, các nhà chế biến và người kinh doanh thực phẩm ở Việt Nam cần phải chịu trách nhiệm đối với sự an toàn của thực phẩm mà họ sản xuất và kinh doanh trong khi NTD cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng và tuân thủ các thực hành tốt về an toàn thực phẩm.”

Thông điệp của WHO còn đặc biệt nhấn mạnh vai trò của người tiêu dùng và người sản xuất. Theo đó, nhà sản xuất và phân phối cần xây dựng quy trình chuẩn nhằm đảm chất lượng các sản phẩm đến tay NTD. Còn NTD cần thận trọng trong việc lựa chọn sản phẩm có thông tin, chỉ dẫn về nguồn gốc và thành phần dinh dưỡng rõ ràng để tự bảo vệ mình.

Lấy trường hợp Ensure - sản phẩm được sử dụng khá phổ biến làm ví dụ, sản phẩm dinh dưỡng này cần được vận chuyển và bảo quản đúng cách theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để có thể đảm bảo nguyên vẹn chất lượng sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay NTD. Về phía nhà sản xuất, đại diện của Abbott, ông Đỗ Thái Vương cho biết: “Các sản phẩm dinh dưỡng của chúng tôi được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế và chúng tôi luôn nỗ lực từ khâu chọn nguồn nguyên liệu tốt nhất cho đến việc cung cấp sản phẩm nguyên vẹn đến NTD nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm.”

Tại Việt Nam, sản phẩm dinh dưỡng của Abbott bao gồm Ensure được nhà phân phối chính thức - Công ty Dinh dưỡng 3A, phân phối theo chu trình khép kín từ khâu nhập hàng đến sắp xếp, bảo quản, giao nhận. Đồng thời, sản phẩm chính hãng luôn có nhãn tiếng Việt để cung cấp đầy đủ thông tin cho người tiêu dùng. Ngoài ra, để hỗ trợ và bảo đảm an toàn cho NTD, công ty đã thiết lập đường dây nóng nhằm giúp khách hàng nhanh chóng kiểm tra sản phẩm đó có phải là hàng chính hãng hay không thông qua số lô sản xuất in trên bao bì.

Ensure được phân phối chính hãng luôn có nhãn tiếng Việt và thông tin của nhà phân phối chính thức

Ensure được phân phối chính hãng luôn có nhãn tiếng Việt và thông tin của nhà phân phối chính thức

Tất nhiên, hành động từ phía doang nghiệp cần sự hợp tác của NTD để đạt kết quả tốt nhất. NTD cần thận trọng trong việc chọn lựa những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, ưu tiên sử dụng hàng chính hãng có nhãn mác tiếng Việt, kiểm tra hạn sử dụng... để tự bảo vệ mình và sức khoẻ của người thân.

Lê Nam