Bài 2:

Vụ vợ liệt sĩ tái giá phải nộp tiền để được hưởng chế độ: Sự thật lộ sáng!

(Dân trí) - Đến thời điểm này sau khi Báo điện tử Dân trí có bài viết: "Vụ vợ liệt sĩ tái giá phải nạp tiền để được hưởng chế độ" đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo. Theo đó, thôn trưởng đã trả lại tiền cho đối tượng được hưởng chế độ và cán bộ chính sách xã nhận kiểm điểm.

UBND tỉnh Nghệ An có Công văn gửi báo Dân trí xử lý vụ việc báo nêu.
UBND tỉnh Nghệ An có Công văn gửi báo Dân trí xử lý vụ việc báo nêu.

Ngày 12/9/2017, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Nghệ An đều đã có Công văn về việc xử lý vấn đề Báo điện tử Dân trí nêu liên quan đến bài viết: "Chuyện buồn ở một xã nghèo: Vợ liệt sĩ tái giá phải nộp tiền để được hưởng chế độ?".

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An ráo riết chỉ đạo vấn đề Báo điện tử Dân trí phản ánh

Sau khi Báo điện tử Dân trí có bài: "Chuyện buồn ở một xã nghèo: Vợ liệt sĩ tái giá phải nộp tiền để được hưởng chế độ?". Ngày 12/9/2017, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Nghệ An đã có Công văn gửi Báo điện tử Dân trí về việc xử lý vụ việc nêu trên.

Trong Công văn cũng nêu rõ: Tại địa bàn xã Quỳnh Lộc nhiều đối tượng bị khuyết tật nặng nhưng không được hưởng chế độ hoặc được hưởng nhưng không công bằng. Trong khi đó nhiều đối tượng đi lại, làm ăn, sinh hoạt bình thường… nhưng vẫn được hưởng chế độ này. Đặc biệt, vợ liệt sĩ tái giá muốn có chế độ đều phải đóng một khoản phí nhất định thì mới được nhận lương hàng tháng.

Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An có Công văn chỉ đạo về vụ việc Báo điện tử Dân trí nêu.
Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An có Công văn chỉ đạo về vụ việc Báo điện tử Dân trí nêu.

Thậm chí có những trường hợp không bị gì cũng được hưởng chế độ. Nhiều người dân cho biết, để được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi nhiều người đã phải bỏ kinh phí “bôi trơn” cho người làm chế độ.

Theo đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An đề nghị: Thị ủy và UBND TX Hoàng Mai chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra, xác minh làm rõ sự việc, nếu đúng như báo nêu thì kịp thời khắc phục và xử lý. Đồng thời báo cáo kết quả gửi Báo điện tử Dân trí, Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh Nghệ An, Sở TTTT Nghệ An trước ngày từ 25-27/9/2017.

Trưởng thôn thừa nhận và trả lại tiền

Đặc biệt, sau khi Báo điện tử Dân trí phản ánh sự việc, ngày 8/9/2017, ông Lê Văn Trình, xóm trưởng xóm 9 cũng đã viết Bản tự kiểm điểm và giải trình vụ việc. Theo đó, trong bản tự kiểm điểm này, ông Trình thừa nhận đã nhận số tiền khi thực hiện làm hồ sơ chế độ cho những người liên quan.

"Tôi lập hồ sơ, trình hồ sơ xét duyệt chế độ cho hai đối tượng là ông Trương Văn Phú, thôn 9A và bà Trương Thị Bông, ở thôn 7. Sau đó, cả hai người này đều đã có quyết định nhận chế độ nên người nhà đã đến để cảm ơn tôi và người nhà đã đến cảm ơn. Số tiền mà tôi nhận được của cả hai người là 9 triệu đồng (trong đó 6 triệu đồng của gia đình ông Phú và 3 triệu đồng của bà Bông). Sau đó, tôi có trả lại 1 triệu đồng cho anh Thọ (con trai bà Bông). Việc tôi nhận tiền như trên là sai trái đối với pháp luật và hiện nay tôi đã trả lại số tiền nói trên cho cả hai gia đình ...", Bản tự kiểm điểm ông Trình nói rõ.

Vụ vợ liệt sĩ tái giá phải nộp tiền để được hưởng chế độ: Sự thật lộ sáng! - 3
Bản tự kiểm điểm của ông Trình gửi UBND xã Quỳnh Lộc.
Bản tự kiểm điểm của ông Trình gửi UBND xã Quỳnh Lộc.

Cũng trong Bản tự kiểm điểm này, ông Trình hứa: "Đây là sự sai trái vô cùng quan trọng đối với bản thân tôi làm ảnh hưởng đến xã hội. Trước sự sái lầm đó, tôi đã nhận ra được và xin hứa không bao giờ vấp phải sai lầm nào khác".

Cán bộ chính sách xã làm tường trình và kiểm điểm:​

Liên quan đến vấn đề trên cũng như trong quá trình tìm hiểu, điều tra của PV Dân trí nhận thấy công tác chính sách cho nhóm đối tượng trên có vấn đề, việc người dân phản ánh là có cơ sở. Và đặc biệt hơn trong vụ việc này chính là có sự "tiếp tay" của một số cán bộ xã Quỳnh Lộc.

Cụ thể, sau khi Báo điện tử Dân trí có bài phản ánh, thì Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo ráo riết làm rõ vấn đề báo phản ánh. Do đó, lãnh đạo xã Quỳnh Lộc đã yêu cầu những người liên quan tường trình sự việc.

Vụ vợ liệt sĩ tái giá phải nộp tiền để được hưởng chế độ: Sự thật lộ sáng! - 5

Đáng chú ý trong vụ việc này có bà Hồ Thị Biển - cán bộ chính sách xã Quỳnh Lộc đã "xuất hiện" và làm Biên bản tường trình và biên bản kiểm điểm vì để xảy ra những sai sót không đáng có.

Trong bản tường trình và kiểm điểm, bà Hồ Thị Biển trình bày: "Vào khoảng tháng 8/2016, bà Nguyễn Thị Cẩm, trú thôn 9A có đưa cho tôi số tiền 5 triệu đồng để cảm ơn tôi và cầm đi lại để làm hồ sơ do thiếu một số giấy tờ hồ sơ vợ liệt sĩ tái giá đối với bà.

Tuy nhiên, trong quá trình đi làm hồ sơ tôi không dùng đến. Sau đó, tôi đã trả lại đầy đủ số tiền trên cho bà Cẩm. Căn cứ vào quy định của pháp luật, tôi nhận thấy việc làm của mình như vậy là sai. Tôi xin hứa sẽ sữa chữa những sai lầm và không tái phạm".

Biên bản trả lại tiền được lập và ngào 8/9/2017.
Biên bản trả lại tiền được lập và ngào 8/9/2017.

Ngày 15/9/2017, UBND xã Quỳnh Lộc cũng đã có biên bản làm việc với các người liên quan và khẳng định việc làm của cán bộ chính sách xã, cán bộ thôn là sai đối với quy định của pháp luật.
Ngày 15/9/2017, UBND xã Quỳnh Lộc cũng đã có biên bản làm việc với các người liên quan và khẳng định việc làm của cán bộ chính sách xã, cán bộ thôn là sai đối với quy định của pháp luật.

Làm việc với PV Dân trí, ông Tô Huy Hùng - Phó chủ tịch UBND TX Hoàng Mai cho biết: "Sau khi Báo điện tử Dân trí có bài phản ánh, Thường trực Tỉnh ủy đã có Công văn chỉ đạo Thị ủy về việc rà soát sự việc tại xã Quỳnh Lộc. Nếu đúng như báo phản ánh thì chúng tôi sẽ xử lý theo quy định. Hiện chúng tôi đã giao cho Phòng LĐTB&XH, UBND xã Quỳnh Lộc rà soát, xác minh làm rõ sự việc này. Và trưởng phòng phải nhận trách nhiệm về việc này nếu như phát hiện ra sai phạm trong đó".

Ông Tô Huy Hùng cho biết thêm: "Ngoài ra chúng tôi còn cho kiểm tra nội dung này ở các địa phương (các phường xã) khác nữa. Đồng thời chờ báo cáo kết quả cuối cùng từ UBND xã Quỳnh Lộc và Phòng LĐTB&XH thị xã thì khi đó mới có quyết định xử lý cuối cùng".

Ông Phú bị thần kinh, trong quá trình làm hồ sơ hưởng chế độ khuyết tật, gia đình ông đã phải “mất phí” 6 triệu đồng. Nay theo báo cáo của UBND xã Quỳnh Lộc thì đã được trả lại tiền.
Ông Phú bị thần kinh, trong quá trình làm hồ sơ hưởng chế độ khuyết tật, gia đình ông đã phải “mất phí” 6 triệu đồng. Nay theo báo cáo của UBND xã Quỳnh Lộc thì đã được trả lại tiền.

Thực hiện Nghị định 28/2012/NĐ-CP - Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật và Thông tư 37 về việc xác định mức độ khuyết tật cho các đối tượng bị khuyết tật để hưởng theo chế độ. Ở thị xã Hoàng Mai nhìn chung thực hiện tốt, kịp thời đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng. Tuy nhiên, tại xã Quỳnh Lộc, việc thực hiện chủ trương này dường như mang tính cảm tính, nặng nhẹ lẫn lộn, thậm chí có biểu hiện “người thân cán bộ”.

Theo Khoản 1, Điều 3 Nghị định 28 nói trên mức độ khuyết tật được quy định thành 3 loại gồm khuyết tật đặc biệt nặng, khuyết tật nặng và khuyết tật nhẹ. Vậy nhưng, qua tìm hiểu của chúng tôi ở xã Quỳnh Lộc nhiều đối tượng nếu so với quy định thì khác xa rất nhiều về mức độ.


Nguyễn Duy