Vụ vợ liệt sĩ tái giá phải nộp tiền để được hưởng chế độ: Chấm dứt hợp đồng với cán bộ chính sách xã!

(Dân trí) - Sau khi Báo điện tử Dân trí có bài viết: "Vụ vợ liệt sĩ tái giá phải nạp tiền để được hưởng chế độ" thì đến thời điểm này, UBND xã Quỳnh Lộc, TX Hoàng Mai, Nghệ An đã có quyết định buộc thôi việc đối với cán bộ chính sách xã này vì những sai phạm liên quan.

Công văn số 179/BC-UBND của UBND thị xã Hoàng Mai về việc xử lý những sai phạm trong việc thực hiện chế độ bảo trợ xã hội tại xã Quỳnh Lộc mà dư luận phản ánh.
Công văn số 179/BC-UBND của UBND thị xã Hoàng Mai về việc xử lý những sai phạm trong việc thực hiện chế độ bảo trợ xã hội tại xã Quỳnh Lộc mà dư luận phản ánh.

Chấm dứt hợp đồng lao động đối với cán bộ chính sách xã

Sau khi Báo điện tử Dân trí có bài: “Vợ liệt sĩ tái giá phải nộp tiền để được hưởng chế độ”? Cũng như dư luận phản ánh tại xã Quỳnh Lộc, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) việc thực hiện chế độ khuyết tật theo Nghị định 28/2012/NĐ-CP chưa đúng đối tượng, thậm chí cán bộ được giao thực hiện có biểu hiện trục lợi.

Theo đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản chỉ đạo UBND thị xã Hoàng Mai vào cuộc điều tra làm rõ vấn đề Báo điện tử Dân trí phản ánh. Ngày 23/10/2017, UBND thị xã Hoàng Mai đã có Văn bản số 179 về việc báo cáo kết quả xử lý nội dung báo nêu và nêu rõ: Đối với bà Hồi Thị Biển đã được UBND xã Quỳnh Lộc chính thức cắt hợp đồng lao động. Bà Hồ Thị Biển cán bộ nguyên là cán bộ phụ trách văn hóa, chính sách xã hội xã Quỳnh Lộc.

Ông Trần Văn Khanh mù hai mắt, nằm một chỗ, giờ bệnh tật nhưng một thời gian dài ông chưa nhận được chế độ người cao tuổi khuyết tật đặc biệt. Tuy nhiên, sau khi Báo điện tử Dân trí phản ánh, ông đã được làm lại chế độ.
Ông Trần Văn Khanh mù hai mắt, nằm một chỗ, giờ bệnh tật nhưng một thời gian dài ông chưa nhận được chế độ người cao tuổi khuyết tật đặc biệt. Tuy nhiên, sau khi Báo điện tử Dân trí phản ánh, ông đã được làm lại chế độ.

Bên cạnh đó, UBND thị xã Hoàng Mai chỉ đạo Hội đồng xác định mức độ khuyết tật rà soát và thống nhất cắt giảm 30 đối tượng, có 3 đối tượng được nâng mức bảo trợ xã hội, 2 đối tượng giảm mức độ khuyết tật. Đề nghị tăng mới cho 7 đối tượng (trong đó có một số đối tượng bị khuyết tật nặng mà báo chí phản ánh).

Cũng tại Công văn số 179 của UBND thị xã Hoàng Mai, đối với các trường hợp vợ liệt sĩ tái giá khi làm chế độ hưởng trợ cấp phải đóng một khoản phí cho cán bộ chính sách, xóm trưởng. Hiện những cán bộ này đã trả lại số tiền này cho các đối tượng.

Riêng bà Hồ Thị Biển - cán bộ chính sách đã bị xã Quỳnh Lộc chấm dứt hợp đồng, Đảng ủy xã xác định bà Hồ Thị Biển vi phạm điều lệ Đảng, giao chi bộ xóm 5 (nơi bà Biển sinh hoạt) xem xét và đề nghị hình thức kỷ luật. Còn ông Lê Văn Trình - Trưởng thôn 9A bị đề nghị bãi nhiệm chức trưởng thôn trong thời gian tới.

Để được làm chế độ, ông Phú phải “mất phí” 6 triệu đồng. Nhưng đến nay, gia đình ông đã được trả lại số tiền nói trên.
Để được làm chế độ, ông Phú phải “mất phí” 6 triệu đồng. Nhưng đến nay, gia đình ông đã được trả lại số tiền nói trên.

Ông Nguyễn Văn Bắc - Trưởng phòng LĐTBXH thị xã Hoàng Mai, ông Bắc cho biết “Sau khi có phản ánh, chúng tôi đã vào cuộc kiểm tra và tiến hành cắt giảm 30 đối tượng, nâng và hạ 5 đối tượng đúng quy định của Nghị định 28/NĐ-CP, xét duyệt cho 7 đối tượng mới.

Các cán bộ vi phạm đã bị xử lý. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ giám sát chặt chẽ công tác thẩm định, xét duyệt chế độ bảo trợ xã hội không chỉ xã Quỳnh Lộc mà trên toàn thị xã”.

Cán bộ đã trả lại tiền

Trước đó, Báo điện tử Dân trí tiếp tục có bài phản ánh: "Sự thật lộ sáng!" Trong đó, nói rõ: vào ngày 8/9/2017, ông Lê Văn Trình, xóm trưởng xóm 9 cũng đã viết Bản tự kiểm điểm và giải trình vụ việc. Theo đó, trong bản tự kiểm điểm này, ông Trình thừa nhận đã nhận số tiền khi thực hiện làm hồ sơ chế độ cho những người liên quan.

Vụ vợ liệt sĩ tái giá phải nộp tiền để được hưởng chế độ: Chấm dứt hợp đồng với cán bộ chính sách xã! - 4
Bản tự kiểm điểm của ông Trình gửi UBND xã Quỳnh Lộc.
Bản tự kiểm điểm của ông Trình gửi UBND xã Quỳnh Lộc.

"Tôi lập hồ sơ, trình hồ sơ xét duyệt chế độ cho hai đối tượng là ông Trương Văn Phú, thôn 9A và bà Trương Thị Bông, ở thôn 7. Sau đó, cả hai người này đều đã có quyết định nhận chế độ nên người nhà đã đến để cảm ơn tôi và người nhà đã đến cảm ơn. Số tiền mà tôi nhận được của cả hai người là 9 triệu đồng (trong đó 6 triệu đồng của gia đình ông Phú và 3 triệu đồng của bà Bông). Sau đó, tôi có trả lại 1 triệu đồng cho anh Thọ (con trai bà Bông). Việc tôi nhận tiền như trên là sai trái đối với pháp luật và hiện nay tôi đã trả lại số tiền nói trên cho cả hai gia đình ...", Bản tự kiểm điểm ông Trình nói rõ.

Cũng trong Bản tự kiểm điểm này, ông Trình hứa: "Đây là sự sai trái vô cùng quan trọng đối với bản thân tôi làm ảnh hưởng đến xã hội. Trước sự sái lầm đó, tôi đã nhận ra được và xin hứa không bao giờ vấp phải sai lầm nào khác".

Đáng chú ý trong vụ việc này có bà Hồ Thị Biển - cán bộ chính sách xã Quỳnh Lộc đã xuất hiện và làm Biên bản tường trình và biên bản kiểm điểm vì để xảy ra những sai sót không đáng có.
Đáng chú ý trong vụ việc này có bà Hồ Thị Biển - cán bộ chính sách xã Quỳnh Lộc đã "xuất hiện" và làm Biên bản tường trình và biên bản kiểm điểm vì để xảy ra những sai sót không đáng có.

Đáng chú ý trong vụ việc này có bà Hồ Thị Biển - cán bộ chính sách xã Quỳnh Lộc đã "xuất hiện" và làm Biên bản tường trình và biên bản kiểm điểm vì để xảy ra những sai sót không đáng có.

Trong bản tường trình và kiểm điểm, bà Hồ Thị Biển trình bày: "Vào khoảng tháng 8/2016, bà Nguyễn Thị Cẩm, trú thôn 9A có đưa cho tôi số tiền 5 triệu đồng để cảm ơn tôi và cầm đi lại để làm hồ sơ do thiếu một số giấy tờ hồ sơ vợ liệt sĩ tái giá đối với bà.

Tuy nhiên, trong quá trình đi làm hồ sơ tôi không dùng đến. Sau đó, tôi đã trả lại đầy đủ số tiền trên cho bà Cẩm. Căn cứ vào quy định của pháp luật, tôi nhận thấy việc làm của mình như vậy là sai. Tôi xin hứa sẽ sữa chữa những sai lầm và không tái phạm".

Thực hiện Nghị định 28/2012/NĐ-CP - Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật và Thông tư 37 về việc xác định mức độ khuyết tật cho các đối tượng bị khuyết tật để hưởng theo chế độ. Ở thị xã Hoàng Mai nhìn chung thực hiện tốt, kịp thời đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng. Tuy nhiên, tại xã Quỳnh Lộc, việc thực hiện chủ trương này dường như mang tính cảm tính, nặng nhẹ lẫn lộn, thậm chí có biểu hiện “người thân cán bộ”.

Theo Khoản 1, Điều 3 Nghị định 28 nói trên mực độ khuyết tật được quy định thành 3 loại gồm khuyết tật đặc biệt nặng, khuyết tật nặng và khuyết tật nhẹ. Vậy nhưng, qua tìm hiểu của chúng tôi ở xã Quỳnh Lộc nhiều đối tượng nếu so với quy định thì khác xa rất nhiều về mức độ.

Nguyễn Duy