Bình Phước - Bài 4:

Vụ vay 77 tỷ đồng rồi “cù nhây” không trả: Chưa kiên quyết xử lý dấu hiệu phạm tội!

(Dân trí) - “Công an tỉnh Bình Phước kết luận về việc vợ chồng ông Hà chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chưa kiên quyết xử lý dấu hiệu phạm tội, chưa thể hiện tính nghiêm minh trong đấu tranh phòng chống tội phạm”, luật sư Hồ Nguyên Lễ khẳng định.

Không hàm chứa từ “hứa”

Vợ chồng bà Loan và vợ chồng ông Hà làm việc bằng cam kết bằng hợp đồng, giấy bán đất do hai bên ký nhận chứ không phải là hứa với nhau như báo cáo của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước đã nêu.
Vợ chồng bà Loan và vợ chồng ông Hà làm việc bằng cam kết bằng hợp đồng, giấy bán đất do hai bên ký nhận chứ không phải là "hứa" với nhau như báo cáo của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước đã nêu.

Liên quan đến vụ bà Cao Thị Ánh Loan (ngụ thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) cho ông Lê Thế Hà và bà Đỗ Thị Thanh Hà (vợ ông Hà, cùng ngụ phường Tân Xuân, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) mượn 77 tỷ đồng trong thời hạn 5 năm, kể từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2015 với tiền lãi theo mức lãi suất của Ngân hàng Công thương tại tỉnh Bình Phước. Để đảm bảo cho khoản “cực khủng” trên, vợ ông Hà đã thế chấp cho vợ chồng bà Loan căn biệt thự cao cấp tại huyện Nhà Bè (TP.HCM) với giá 20 tỷ đồng và khu đất Trường tiểu học Tân Đồng rộng hơn 10.000m2 tại thị xã Đồng Xoài giá trị 57 tỷ đồng.

Khi phát hiện hành vi tẩu tán tài sản, vi phạm cam kết của vợ chồng bà Hà, bà Loan đã làm đơn tố cáo gửi đến Công an tỉnh Bình Phước. Tuy nhiên, cơ quan CSĐT Công an tỉnh này cho rằng hành vi của vợ chồng bà Hà có vi phạm cam kết nhưng chỉ là “hứa” và chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hoặc “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Nhìn nhận về vụ việc này, luật sư Hồ Nguyên Lễ, Trưởng Văn phòng Luật sư Luật Tín Nghĩa, (Đoàn Luật sư TP.HCM) phân tích, kết luận của Công an tỉnh Bình Phước cho rằng “hành vi của ông Hà có vi phạm cam kết; hành vi của ông Hà chỉ là “hứa” và cho rằng tài sản trên trước lúc vay tiền chưa đứng tên quyền sở hữu của ông Hà nên không có nghĩa vụ bắt buộc hai bên phải thực hiện”, kết luận này có những điểm chưa thuyết phục bởi, trong các văn bản của vợ chồng ông Hà ký kết với bà Loan thì không có từ ngữ nào hàm chứa từ “hứa”, tài sản trước lúc vay tiền chưa đứng tên quyền sở hữu của ông bà Hà nhưng ông bà Hà vẫn dùng đem đi giao dịch thế chấp cho người khác là càng thể hiện việc vi phạm pháp luật của vợ chồng ông Hà.

Luật sư Lễ cho rằng, kết luận của Công an tỉnh Bình Phước có những điểm chưa thuyết phục bởi, trong các văn bản của vợ chồng ông Hà ký kết với bà Loan thì không có từ ngữ nào hàm chứa từ “hứa”
Luật sư Lễ cho rằng, kết luận của Công an tỉnh Bình Phước có những điểm chưa thuyết phục bởi, trong các văn bản của vợ chồng ông Hà ký kết với bà Loan thì không có từ ngữ nào hàm chứa từ “hứa”

Trong suốt quá trình sau khi vay tiền thì ông bà Hà luôn có nhiều hành động dịch chuyển quyền sở hữu tài sản của ông bà Hà sang cho cá nhân hoặc tổ chức khác đứng tên sở hữu nhằm tránh đi sự kiện tài sản đã thế chấp cho bà Loan. Do đó Thông báo số 330/TB-PC44 của Công an tỉnh Bình Phước kết luận về việc ông bà Hà chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự về tội lừa đảo hoặc làm dụng tín nhiêm chiếm đoạt tài sản là chưa kiên quyết xử lý dấu hiệu phạm tội, là chưa thể hiện tính nghiêm minh trong đấu tranh phòng chống tội phạm.

Có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản!

Khu đất Trường tiểu học Tân Đồng rộng hơn 10.000m2 tại thị xã Đồng Xoài được ông Hà cam kết sẽ giao sổ đỏ cho bà Loan nhưng sau đó lại bán cho người khác.
Khu đất Trường tiểu học Tân Đồng rộng hơn 10.000m2 tại thị xã Đồng Xoài được ông Hà cam kết sẽ giao "sổ đỏ" cho bà Loan nhưng sau đó lại bán cho người khác.

Luật sư Hồ Nguyên Lễ phân tích thêm từ chỗ quen biết với nhau, bà Loan đã cho vợ chồng bà Đỗ Thị Thanh Hà và ông Lê Thế Hà (vợ chồng ông bà Hà) đã nhiều lần vay tiền và chốt nợ đến tháng 12/2015 tổng cộng là 77 tỷ đồng và để đảm bảo cho khoản vay thì vợ chồng ông bà Hà đã thế chấp những tài sản gồm căn biệt thự cao cấp giá trị 20 tỷ đồng và lô đất thổ cư 10.869 m2, giá trị 57 tỷ đồng. Lô đất này đang làm thủ tục đến tháng 10/2011 sẽ hoàn tất và có ấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bàn giao cho vợ chồng bà Loan. Ngoài ra để làm tin vợ chồng ông bà Hà còn viết giấy tay bán miếng đất và giao đất cho bà Loan vào ngày 18/01/2011 sau khi hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ sang tên cho bà Loan, hiện đang do bà Loan vẫn đang quản lý và sử dụng miếng đất trên.

Theo luật sư Lễ, cả hai tài sản thế chấp mặc dù không đúng thủ tục thế chấp bất động sản theo qui định pháp luật nhưng đó là tự nguyện thế chấp tài sản của vợ chồng ông Hà dùng để tạo niềm tin và tài sản đảm bảo để vay tiền của bà Loan. Đây là hành vi gian dối, cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật, là có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đối với lô đất thổ cư hơn 10.000m2, giá trị 57 tỷ đồng ông bà Hà cam kết sẽ chuyển nhượng cho bà Loan theo đúng thủ tục và bà Loan trên thực tế đã quản lý lô đất nhưng bằng các hành vi nào đó mà vợ chồng ông Hà làm thủ tục để UBND tỉnh Bình Phước cấp GCNQSDĐ khu đất trên cho Công ty TNHH Đức Bình do ông Lê Thế Hà làm giám đốc mà không chuyển nhượng cho bà Loan, rồi làm thủ tục chuyển nhượng tiếp cho Nguyễn Thị H., theo hồ sơ đăng ký ngày 25/4/2017.

Giấy đặt cọc mua đất giữa vợ chồng bà Loan và vợ chồng ông Hà.
Giấy đặt cọc mua đất giữa vợ chồng bà Loan và vợ chồng ông Hà.

“Như vậy vợ chồng ông Hà đã cố ý đưa ra thông tin rằng sẽ chuyển nhượng lô đất cho bà Loan, nhằm làm cho người khác tin đó là sự thật nhưng sau đó ông Hà đã dùng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản đã thế chấp và cả số tiền vay mà không trả lại cho bà Loan là có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bởi các hành vi trên của vợ chồng ông Hà là có sự chuẩn bị thủ đoạn gian dối xuất hiện ngay từ đầu khi dùng các tài sản chưa hợp lệ để thế chấp là có dấu hiệu chiếm đoạn tài sản của bà Loan”, luật sư Lễ phân tích.

Liên quan đến vụ việc này, bà Cao Thị Ánh Loan đã có đơn cầu cứu gửi đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Trong đó, bà Loan cho rằng cách giải quyết của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước chưa phản ánh đúng bản chất, cơ quan CSĐT phải khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can để tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật, đằng này cho rằng đây là một giao dịch dân sự để dân sự hóa một quan hệ pháp luật hình sự đã rõ ràng thành quan hệ pháp luật dân sự.

Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc đến bạn đọc.

Trung Kiên