Vụ nữ sinh tự tử ở Nghệ An: Có dấu hiệu phạm tội xúi giục người khác tự sát!

(Dân trí) - “Vụ việc nữ sinh H.T.L. học sinh lớp 11C12, trường THPT Nguyễn Đức Mậu, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) tự tử tại ao nước trước nhà được cho là xuất phát tự nguyên nhân bị phát tán clip L. và bạn trai hôn nhau tại lớp học lên mạng xã hội. Vụ việc có thể có dấu hiệu hình sự với tội danh xúi giục người khác tự sát hoặc tội làm nhục người khác”, luật sư Quách Thành Lực nhận định.

Vụ việc nữ sinh H.T.L. học sinh lớp 11C12, trường THPT Nguyễn Đức Mậu, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) tự tử tại ao nước trước nhà được cho là xuất phát tự nguyên nhân bị phát tán clip L. và bạn trai hôn nhau tại lớp học lên mạng xã hội. Hiện Sở TT&TT Nghệ An cũng đã chỉ đạo các phòng ban liên quan để xem xét việc trang tin phát tán đoạn clip trên.

Nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp lý, Luật sư Quách Thành Lực Giám đốc Công ty Luật TNHH Hà Nội Tinh Hoa cho rằng vụ việc có thể có dấu hiệu hình sự với tội danh xúi giục người khác tự sát theo điều 131 hoặc Điều 155. Tội làm nhục người khác Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Công dân Việt Nam có quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân theo ghi nhận tại Điều 21 Hiến pháp năm 2013 “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.”

Cụ thể hóa quyền Hiến định này, Bộ luật dân sự năm 2015 tại điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình quy định

“1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.”


Hoạt động trên mạng xã hội bản thân hoạt động đã để lại bằng chứng. Do vậy mọi cá nhân khi sử dụng mạng xã hội để bình luận, tương tác đều phải tuân thủ quy định pháp luật.

Hoạt động trên mạng xã hội bản thân hoạt động đã để lại bằng chứng. Do vậy mọi cá nhân khi sử dụng mạng xã hội để bình luận, tương tác đều phải tuân thủ quy định pháp luật.

Cá nhân thể hiện những hoạt động tình cảm dù ở môi trường công cộng thì đó cũng là quyền về đời sống riêng tư của họ, các cá nhân khác có nghĩa vụ tôn trọng. Việc thu thập, lưu trữ sử dụng hình ảnh riêng tư không được sự đồng ý của họ là một việc làm vi phạm pháp luật. Trong vụ việc nữ sinh tử tử do bị phát tán hình ảnh, clip hôn nhau trong lớp thì phải xem xét trách nhiệm của người phát tán hình ảnh, clip, người bình luận.

Với những người có hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác nếu chưa đến mức xử lý hình sự thì sẽ bị phạt hành chính. Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013.

Vụ việc có thể có dấu hiệu hình sự với tội danh xúi giục người khác tự sát theo điều 131 hoặc tội làm nhục người khác theo điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

“Điều 131. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ;

b) Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ.”

Điều 155. Tội làm nhục người khác

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.


Luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hà Nội Tinh Hoa: Trên thế giới, những bình luận tiêu cực trên mạng xã hội ví dụ như: mày là nỗi ô nhục mày nên chết đi; loại mày như vậy sống làm gì,… gây ra hậu quả khiến nạn nhân tự sát đã từng bị xử lý hình sự.

Luật sư Quách Thành Lực - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hà Nội Tinh Hoa: "Trên thế giới, những bình luận tiêu cực trên mạng xã hội ví dụ như: mày là nỗi ô nhục mày nên chết đi; loại mày như vậy sống làm gì,… gây ra hậu quả khiến nạn nhân tự sát đã từng bị xử lý hình sự".

Cơ quan cần xác định những lời lẽ của người đăng hình ảnh, clip, người bình luận tác động như thế nào đến ý chí của người nạn nhân, nó có mối quan hệ nhân quả thúc đẩy nạn nhân thực hiện hành động tự tử hay không. Về mặt chủ quan cần xác định những người này có lỗi cố ý, thực hiện hành vi với mục đích làm nhục, xúi giục tự sát, mong muốn hậu quả xảy ra hoặc có ý thức chấp nhận để mặc hậu quả có thể xảy ra.

Trên thế giới những bình luận tiêu cực trên mạng xã hội ví dụ như: mày là nỗi ô nhục mày nên chết đi; loại mày như vậy sống làm gì,… gây ra hậu quả khiến nạn nhân tự sát đã từng bị xử lý hình sự.

Mạng xã hội mặc dù tính chính danh không cao nhưng không khó khăn để xác định người thực hiện hành vi trên mạng xã hội. Hoạt động trên mạng xã hội bản thân hoạt động đã để lại bằng chứng. Do vậy mọi cá nhân khi sử dụng mạng xã hội để bình luận, tương tác đều phải tuân thủ quy định pháp luật. Mọi hành vi vi phạm tùy mức độ đều bị xử lý không khác nhiều hành động ngoài thực tế. Điều đáng tiếc xảy ra khiến ai cũng đau lòng, điều này một lần nữa cảnh báo mọi người về hậu quả của những dòng bình luận tưởng như vô hại.

Trong môi trường mạng xã hội, các cá nhân cần phải trưởng thành vững vàng hơn, cần phải chuẩn bị tâm lý cho những sự kiện bất ngờ xảy đến ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của mình.

Ngọc Hân (thực hiện)