Vụ Muaban24: Có dấu hiệu của “Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
(Dân trí) - Những ngày vừa qua, sau khi báo Dân trí đăng tải loạt bài phản ánh về vấn đề mua bán gian hàng điện tử trên trang mạng muaban24.vn của Công ty Cổ phần Đào tạo mua bán trực tuyến đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Theo dõi rất sát những thông tin mà báo chí phản ánh về việc kinh doanh gian hàng điện tử trên trang mạng muaban24.vn bản thân tôi nhận định cách thức tiến hành kinh doanh mặt hàng (gian hàng điện tử) này là dạng biến tướng của loại hình kinh doanh đa cấp không lành mạnh đã từng gây bức xúc xã hội trong một thời gian dài. Có khác chăng thì chỉ ở hình thức mặt hàng ban đầu mà những người muốn là thành viên của mạng lưới phải bỏ tiền ra mua.
Ở hình thức bán hàng đa cấp, người muốn trở thành thành viên của mạng lưới phải mua một món hàng thật, còn mua gian hàng điện tử trên mạng muaban24.vn người mua phải bỏ một số tiền để mua một món hàng ảo.
Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của hai loại hình kinh doanh này đều có một điểm chung đó là mua hàng hóa chỉ là phụ, lôi kéo được nhiều người tham gia vào các mạng lưới để chia số tiền ban đầu mà người mới phải nộp cho những người môi giới, cấp trên trong mạng lưới là mục đích cuối cùng, sản phẩm hàng hóa mới không hề được tạo ra.
Đối tượng mà cả hai loại hình kinh doanh trên hướng tới đều là những người nhẹ dạ, cả tin như nông dân, sinh viên, những người không công ăn việc làm… những người hiểu biết và có sự phân tích sự việc rất hạn chế nhưng lại muốn làm giàu nhanh chóng.
Những hành vi mua bán trên của công ty thì có vi phạm quy định pháp luật nào không?
Thời gian qua có rất nhiều người dân vì tin vào việc có thể giàu lên nhanh từ việc mua bán gian hàng điện tử mà vay mượn tiền, cầm cố tài sản để có tiền tham gian mạng lưới, từ đó dẫn tới tình trạng nợ nần, thậm chí vỡ nợ. Vậy, theo ông đâu là giải pháp để giải quyết triệt để vấn đề nhức nhối nêu trên?
Có thể nhận thấy rằng, đối tượng nhắm tới của các nhân viên tiếp thị mua bán gian hàng điện tử trên Website: muaban24.vn phần lớn là những người nông dân, công nhân, những người thất nghiệp. Những đối tượng này thường có hiểu biết và sự phân tích sự việc hạn chế, do vậy họ rất nhẹ dạ cả tin, bị ảnh hưởng tâm lý đám đông nên dễ bị lôi kéo dụ dỗ tham gia vào mạng lưới của công ty trên.
Thiết nghĩ, để chấn chỉnh và không để có thêm nhiều người dân rơi vào cảnh “vỡ nợ” khi nhẹ dạ cả tin tham gia vào mạng lưới mua bán gian hàng điện tử thì về phía cơ quan chức năng cần nhanh chóng việc cuộc điều tra về việc kinh doanh như trên. Trong trường hợp có dấu hiệu của tội phạm thì cần khẩn trương khởi tố các cá nhân có hành vi có dấu hiệu tội phạm.
Về phía chính quyền địa phương cần phát huy hơn nữa vai trò của mình nhằm tuyên truyền, phổ biến, làm rõ cho bà con về bản chất của loại hình kinh doanh không lành mạnh trên. Từ đó tránh bị lôi kéo, dụ dỗ.
Cơ quan chức năng cần có chế tài xử phạt thật nặng đối với những Công ty cố tình phớt lờ những quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, lợi dụng sự kém hiểu biết của người dân để trục lợi. Không để “bóng ma” bán hàng đa cấp một lần nữa tái diễn gây nhức nhối trong xã hội.
Xin cảm ơn ông!
Vũ Văn Tiến (thực hiện)