Nam Định:

Vụ kết tội lãnh đạo Công ty Trường Xuân: Các bị cáo đồng loạt kháng cáo kêu oan

(Dân trí) - Vụ án “Tham ô” tại Công ty Trường Xuân do Cơ quan ANĐT Công an Nam Định điều tra từ tháng 6/2011 đã được TAND tỉnh Nam Định xử sơ thẩm, TAND Tối cao xử hủy án trả hồ sơ và mới đây nhất lại được TAND tỉnh Nam Định xử sơ thẩm lần 2. Tuy nhiên, ngay sau khi tòa tuyên án, các bị cáo lại đồng loạt kháng cáo kêu oan.

Như Dân trí đã thông tin về việc ông Hoàng Văn Tuyển (SN 1937), trú tại xã Giao Tiến - Giao Thủy (Nam Định), Giám đốc Công ty Cổ phần công nghiệp Tàu thủy Trường Xuân (Nam Định) cùng các thuộc cấp gửi đơn kêu cứu về sự việc bắt đầu từ năm 2004 khi Công ty CP Trường Xuân của ông Tuyển đang hoạt động thì có sự thỏa thuận với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Theo đó, Công ty CP công nghiệp tàu thủy Trường Xuân (Cty Trường Xuân) được thành lập với vốn điều lệ 20 tỷ đồng gồm: Tập đoàn Vinashin góp vốn 51%, Công ty CP Trường Xuân của ông Tuyển góp 39% và ông Nguyễn Văn Nội góp 10% vốn điều lệ. Tuy nhiên, trong số vốn điều lệ 51% của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã mặc nhiên coi 6 tỷ đồng vốn góp là giá trị thương hiệu của Vinashin.

Theo đơn của ông Tuyển, sau khi Cty Trường Xuân chính thức hoạt động một thời gian dài, Tập đoàn Vinashin và ông Nguyễn Văn Nội vẫn chưa thực hiện việc góp vốn theo điều lệ công ty dẫn đến công ty hoạt động hết sức khó khăn. Một mình ông Tuyển đã phải tự “chèo chống”, chạy vạy lo kinh tế mới có thể duy trì hoạt động cho công ty, trả lương cho công nhân viên.

Vụ kết tội lãnh đạo Công ty Trường Xuân: Các bị cáo đồng loạt kháng cáo kêu oan
TANDTC từng tuyên hủy án sơ thẩm để làm rõ “uẩn khúc” trong kháng cáo kêu oan nhưng sau khi TAND tỉnh Nam Định xử sơ thẩm lần 2, các bị cáo vẫn tiếp tục kháng cáo kêu oan.

Từ năm 2004, Cty Trường Xuân được tập đoàn Vinashin cho phép khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp tàu thủy Xuân Châu - Xuân Trường (Nam Định) theo quyết định số 1392 CNT/QĐ-KHĐT và được các cơ quan chức năng tỉnh Nam Định phê duyệt dự án. Tuy nhiên, do một số hộ dân có đất bãi không chấp thuận giao đất nên công ty phải tiếp tục tìm địa điểm phù hợp với nhu cầu đầu tư sản xuất để thực hiện dự án lại từ đầu. Và ông Tuyển lại đi huy động mọi nguồn nhân lực có thể để đầu tư thực hiện dự án.

Ông Tuyển cho biết, ngoài bảo lãnh vay vốn củaVinashin, ông Tuyển đã đưa toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay đầu tư xây dựng công ty, tài sản của công ty cổ phần CNTT Trường Xuân và của gia đình ông Tuyển gồm đất đai, nhà xưởng, ô tô… vay số tiền 15 tỷ đồng từ VFC để đóng mới 16 xà lan đẩy 450 tấn cho Công ty TNHH Hoàng Lộc. Điều này thể hiện tại các hợp đồng tín dụng số N07/136 ngày 2/7/2007. 

Sau đó, khi sử dụng số vốn vay bằng tài sản thế chấp này, ông Tuyển và các thuộc cấp tại công ty đã bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nam Định khởi tố tội danh “Tham ô tài sản”.

Vụ kết tội lãnh đạo Công ty Trường Xuân: Các bị cáo đồng loạt kháng cáo kêu oan
Vụ kết tội lãnh đạo Công ty Trường Xuân: Các bị cáo đồng loạt kháng cáo kêu oan
Vụ kết tội lãnh đạo Công ty Trường Xuân: Các bị cáo đồng loạt kháng cáo kêu oan
Vụ kết tội lãnh đạo Công ty Trường Xuân: Các bị cáo đồng loạt kháng cáo kêu oan
Luật sư Trần Việt Hùng khẳng định: Khoản 4 tỷ mà các bị cáo bị quy kết về tôi danh “tham ô” đã được chính ông Đồng Anh Tuấn - Tổng giám đốc VFC xác định là khoản vay vốn có thế chấp tại Công văn số 559 ngày 28/07/2011 gửi Cơ quan an ninh điều tra - Công an tỉnh Nam Định.

Vụ án “Tham ô” do Cơ quan ANĐT Công an Nam Định điều tra từ tháng 6/2011; ngày 18/6/2012 Tòa án tỉnh Nam Định đã xử sơ thẩm, phạt bị cáo Hoàng Văn Tuyển 20 năm tù; Mai Thị Tâm, Đào Quang Huy, Nguyễn Văn Hương 15 năm tù về tội “tham ô” theo điều 278 BLHS.

Tuy nhiên,ngày 21/11/2012 tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao đã xử hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để VKSND tỉnh Nam Định điều tra, xét xử lại do những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và nhiều chứng cứ chưa được làm rõ.

Từ tháng 1/2013  đến tháng 1/2014, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Nam Định đã điều tra lại vụ án. Sau đó, VKSND tỉnh Nam Định có cáo trạng truy tố cáo bị cáo để đưa ra xét xử (Trong cáo trạng mới chỉ có 2 bị cáo là Đào Quang Huy và Nguyễn Văn Hương được đổi tội danh từ “Tham ô tài sản” theo khoản 4 điều 278 BLHS sang tội “che giấu tội phạm” theo khoản 2 điều 313 BLHS).

Ngày 30 - 31/7/2014 Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định đã xử sơ thẩm lần 02, vẫn tuyên phạt bị cáo Hoàng Văn Tuyển 20 năm tù, Mai Thị Tâm 15 năm tù về tội “tham ô” khoản 4 điều 278 BLHS. 2 bị cáo Đào Quang Huy và Nguyễn Văn Hương mỗi người 3 năm tù về tội “Che giấu tội phạm” theo khoản 2 điều 313 BLHS.

Vụ kết tội lãnh đạo Công ty Trường Xuân: Các bị cáo đồng loạt kháng cáo kêu oan
Vụ kết tội lãnh đạo Công ty Trường Xuân: Các bị cáo đồng loạt kháng cáo kêu oan
Dù tự nguyện nộp tài liệu, chứng cứ giúp cơ quan điều tra có căn cứ khởi tố vụ án, bị cáo Nguyễn Văn Hương vẫn bị Công an tỉnh Nam Định khởi tố về tội "Tham ô tài sản".

Ngay sau khi bản án sơ thẩm lần thứ 2 được tuyên, tất cả các bị cáo đều đã kháng cáo kêu oan. Phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án lần thứ 2 sẽ diễn ra trong thời gian tới.

Luật sư Trần Việt Hùng - Văn phòng luật sư Trí Việt (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng: "Bản án sơ thẩm lần 2 do chính Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định xử đã trượt sâu hơn theo vết xe đổ của bản án sơ thẩm lần trước. Bởi lẽ:

Về thủ tục tố tụng có những vi phạm nghiêm trọng: Thứ nhất, đại diện Vinashin, công ty CNTT Phà Rừng được tòa triệu tập với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, các thành phần này đều có mặt, đã trình bày tại tòa, nhưng trong bản án lại lập luận xác định các pháp nhân này là “nhân chứng” của vụ án. Từ đó làm mất quyền kháng cáo của những thành phần tham gia tố tụng với tư cách là “người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan”.

Thứ hai, lời khai của nhân chứng và người liên quan không được tòa xem xét, chủ tọa phiên tòa đã dùng quyền điều khiển phiên tòa đã cắt ngang không cho nhân chứng trình bày những tình tiết liên quan đến vụ án; nhiều thành phần tham gia tố tụng như công ty cho thuê tài chính (VFC)".

Theo luật sư Hùng, Công ty CPCN tàu thủy (Vinashin) là cổ đông góp vốn nhưng không thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ góp vốn. Từ khi thành lập tháng 6/2004 đến đầu năm 2007 thực chất là không góp vốn. Năm 2007 chỉ góp được 50 triệu đồng. Như vậy, theo điều 84 của Luật doanh nghiệp năm 2005 thì công ty CPCNTT Trường Xuân do Hoàng Văn Tuyển là giám đốc không thể được coi là công ty có 51% vốn nhà nước. Khi nhà nước không góp vốn, không cấp vốn thì việc xét xử các bị cáo về tội danh “Tham ô” theo điều 278 BLHS là khiên cưỡng, bất hợp lý.

Vụ kết tội lãnh đạo Công ty Trường Xuân: Các bị cáo đồng loạt kháng cáo kêu oan
Luật sư Trần Việt Hùng: "Nhiều uẩn khúc và dấu hiệu oan sai trong vụ án cần được TAND Tối cao làm rõ".

"Thực tế, từ năm 2004 đến 2008 do các cổ đông không góp đủ vốn nên để duy trì hoạt động của công ty, Ban giám đốc công ty đã phải huy động vốn vay từ bên ngoài để chi phí cho việc xây dựng mặt bằng, đầu tư nhà xưởng, thiết bị văn phòng, chi phí và chi lương là có thật. Nhưng bản án sơ thẩm không xem xét đến những chi phí có thật.

Dấu hiệu oan thể hiện rất rõ đối với các bị cáo Mai Thị Tâm, Đào Quang Huy và Nguyễn Văn Hương, họ không có chức vụ quyền hạn, không được bàn bạc, ăn chia, chiếm hưởng nhưng vẫn kết tội họ “tham ô”, sau khi án sơ thẩm bị hủy điều tra lại thực tế các cơ quan tố tụng đã “chữa cháy” bằng cách đổi tội danh cho bị cáo Đào Quang Huy, Nguyễn Văn Hương đã từng bị xử 15 năm tù về tội “Tham ô” thành tội “che giấu tội phạm”; phạt mỗi bị cáo 03 năm tù là khó chấp nhận.

Đơn cử là trong kết luận điều tra ngày 28/2/2012 và kết luận điều tra ngày 7/1/2014 đều nhận xét về bị cáo Nguyễn Văn Hương như sau: “Tự nguyện nộp các tài liệu, chứng cứ giúp cơ quan điều tra có căn cứ khởi tố vụ án hoặc tự nguyện khai báo, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra….”. Thực tế như thế mà án sơ thẩm vẫn tuyên bị cáo phạm tội “che giấu tội phạm” và phạt 3 năm tù là một nghịch lý khó chấp nhận.

Cũng từ việc nghiên cứu hồ sơ và thẩm vấn tại tòa cho thấy trong quá trình điều tra có một số điều tra viên có dấu hiệu “lạm quyền khi thi hành công vụ” liên quan đến việc bán cảng cá Thịnh Lâm trên diện tích 10.000m2 đất tại Giao Thịnh, Giao Thủy cho một người là Nguyễn Tiến D, trú tại tập thể điện Láng Hạ, Hà Nội. Theo nhiều lời khai tại phiên tòa thì giá bán cảng cá là 3.5 tỷ đồng, một số điều tra viên đã tự động đứng ra thu tiền của bên mua, chia tiền và hiện nay còn khoảng 800 triệu đồng chưa rõ do ai quản lý hoặc đang chiếm đoạt….

Khoản tiền trên là số tiền rất lớn, các luật sư chúng tôi đã có kiến nghị, các bị cáo cũng đã trình bày cụ thể tại tòa, thậm chí có đơn tố cáo đến cơ quan chức năng. Với tư cách luật sư, tôi mong muốn và đặt niềm tin những khúc mắc, mâu thuẫn của vụ án trên và những sai phạm nghiêm trọng của một số cá nhân tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm sẽ được làm rõ tại phiên tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao sắp tới", luật sư Hùng cho biết.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.

Anh Thế

 

 

 

 

 

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm