Thái Nguyên:
Vụ dân kiện chủ tịch huyện: Chính thức kết luận thẩm phán tự vẽ ra "bản án ma"
(Dân trí) - TAND tỉnh Thái Nguyên đã chính thức kết luận việc thẩm phán Lương Đức Long - Phó chánh án TAND huyện Đại Từ có hành vi lập "bản án ma" tuy nhiên hình thức xử lý ở mức kiểm điểm khiến dư luận cho rằng chưa thỏa đáng.
Như Dân trí đã thông tin, được gɩao trách nhiệm giải quyết vụ án việc cựu chiến binh Nguyễn Văn Bắc kiện chủ tịch UBND huyện Đại từ tỉnh Thái Nguyên, thẩm phán Lương Đức Long - Phó chánh án TAND huyện Đại Từ có dấu hiệu thiếu vô tư, khách quan, đặc biệt ban hành 02 Quyết định số 03/3020/QĐ-HC và số 01/2014/QĐ-HNGĐ trái pháp luật, nên người bị kiện (ông Nguyễn Văn Bắc) đã có đơn tố cáo và hai luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho ông Bắc có văn bản kiến nghị.
Ngày 23/7/2014, TAND tỉnh Thái Nguyên ra văn bản số 01/2014/TB-GĐKT thông báo kết quả giải quyết đơn tố cáo, đơn kiến nghị do ông Nguyễn Văn Chung - Phó Chánh án TAND tỉnh Thái Nguyên ký đã kết luận việc thẩm phán Long tự ý tạo ra "bản án ma" là có thậtȮ
Tố cáo thẩm phán Lương Đức Long lợi dụng được giao giải quyết vụ án đã thiếu vô tư khách quan bênh che cho chủ tịch UBND huyên Đại Từ, ông Bắc đã đưa ra dẫn chứng: Ngày 15/9/2013 khi ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 30/9ȼspan lang="VI" style="font-size:12.0pt;line-height:115%;mso-ansi-language:VI">/2013 nhưng sau 10 ngày (tức ngày 25/9/2013) thẩm phán Long mới giao quyết định cho người khởi kiện; Hoặc người khởi kiện có đơn yêu cầu giám định một số tài liệu do UBND huyện Đại Từ (người bị kiện ) cung cấp cho Tòa án có dấu hiệu giả mạo, cũng như đề nghị Tòa án triệu tập một số người làm nɨân chứng, song thẩm phán Long đã không giải quyết và đến nay vẫn chưa trả lời.
Đặc biệt, ngày 26/11/2013 thẩm phán Long ban hành Quyết định số 03/2013/QĐ-HC tạm đình chỉ quyết vụ án để chờ kết quả vụ án khác. Tại Quyết định này, thẩm phán đã tự ý “nặn” ra một HĐXX “ma” với đầy đủ các thành phần: thư ký phiên tòa, hội thẩm nhân dân; kiểm sát viên… Nhưng tại thời điểm thẩm phán ra Quyết định, vụ ˡn sau (kiện Quyết định số 6240) vẫn chưa được Tòa thụ lý.
Ngoài ra Quyết định được ban hành ngày 26/11/2013 nhưng sau gần 04 tháng (ngày 18/3/2014), Tòa án mới tiến hành giaɯ quyết định cho ông Bắc. Còn quyết định số 01/2014/QĐ-HNGD ban hành ngày 22/4/2014 có nội dung đình chỉ vụ án số 05 (mới thụ lý) lý do là hết thời hiệu khởi kiện; thẩm phán lại chỉ căn cứ vào Biên bản giao quyết định 6240 (về xử phạt hành chinɨ) kết thúc hồi 9 giờ 30 ngày 10/10/2012 của UBND huyện Đại Từ và các xã Hà Thượng, Bình Thuận, trong khi Biên bản này không hợp pháp và có dấu hiệu giả mạo do mâu thuẫn với thời gian ban hành quyết định.
Trước những chứng cứ sự thật thuyết phục do hai luật sư đưa ra trong văn bản kiến nghị, TAND tỉnh Thái Nguyên đã kết luận sai phạm của thẩm phán Long trong Thông báo giải quyết tố cáo như việc tự dựng phiên tòa “ma” để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án vi phạm Điều 139 và Điều 122 Luật TTHC về chậm giao quyết định cho người khởi kiện.
Ngoài ra thẩm phán Lương Đức Long còn mắc một số sai phạm trong việc ban hành văn bản tố tụng thể hiện làm việc rất cẩu thả, tắc trách không thể chấp nhận được ở một thẩm phán đang được giao phụ trách cả một cơ quan TAND huyện.
Ở một vụ án hành chính kể trên đã có hàng loạt các sai sót như văn bản tố tụng đánh số để lưu trữ lại đánh số lùi không tuân thủ hướng dẫn của cấp trên; Vụ án hành chính (HC) đáɮh thành vụ án HNGĐ (Hôn nhân gia đình). Ngay trong Thông báo thụ lý vụ án và các văn bản tố tụng thẩm phán Lương Đức Long vẫn kiên trì ghi tên vụ án là “khởi kiện quyếɴ định hành chính và hành vi hành chính của chủ tịch huyện” mà không nói rõ là khởi kiện quyết định nào và hành vi hành chính gì?...
Với hàng loạt những sai phạm liên tục có hệ thống từ thụ l˽ vụ án ra quyết định đưa vụ án xét xử, ra các quyết định tố tụng... thẩm phán Lương Đức Long được đề bạt phụ trách TAND huyện Đại Từ và TAND tỉnh Thái Nguyên trong Thông báo giải quyết tố cáo số 01 chỉ kết luận “sẽ” yêu cầu thẩm phán kiểm điểm. Cách xử lý vi phạm của TAND tỉnh Thái Nguyên khiến dư luận khó hiểu và bất bình.
Do không được giải quyết đơn tố cáo đúng pháp luật, cựu chiến binh Nguyễn Văn Bắc lại tiếp tục làm đơn tố cáo gửi VKSND Tối cao, TAND Tối cao và các cơ quan thẩm quyền tố cáo các hàɮh vi vi phạm của thẩm phán Lương Đức Long cũng như việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật của TAND tỉnh Thái Nguyên.
Mặc dù vụ án còn nhiều ngổn ngang, nhiều yêu cầu, thắc mắc chính đáng của người khởi kiện và dư luận địa phương cũng như báo chí, đặc biệt các vấn đề về tài liệu chứng cứ do người bị kiện cung cấp cho Tòa án có dấu hiệu giả mạo chưa được làm sáng tỏ cũng như yêu ɣầu của người khởi kiện cần triệu tập thêm các nhân chứng….chưa được thẩm phán giải quyết như quy định của pháp luật. Thế nhưng, thẩm phán Lương Đức Long vẫn lại đưa vụ án ra xét xử vào ngày 28/7/2014 mặc cho đã có đơn yêu cầu hoãn phiên tòa của người khởi kiện.
Ngày 28/7/2014 TAND huɹện Đại Từ đã mở phiên xét xử sơ thẩm vẫn do thẩm phán Lương Đức Long chủ tọa. Hàng trăm nhân dân địa phương đã đến dự. Song do tòa chưa giải quyết việc người bị kiện yêu cầu giám định một số tài liệu có dấu hiệu giả mạo và triệu tập người làm chứng ɮên trước đề nghị của luật sư, HĐXX đã phải hoãn phiên tòa. Như vậy vụ án đã kéo dài hơn 1 năm, thẩm phám Lương Đức Long đã ra quyết định mở phiên tòa sơ thẩm đến 3 lần.
Theo luật sư Ngô Tất Hữu (Trưởng VPLS Thủ Đô) và luật sư Tɲương Anh Tú (Trưởng VPLS Trương Anh Tú) cùng thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội: Tại Điều 139 Luật Tố tụng Hành chính năm 2010 quy đ<ɩ>ịnh nếu tại phiên toà có một trong các trường hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án (được quy định tại ɫhoản 1 Điều 118 Luật TTHC) thì Hội đồng xét xử (HĐXX) ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Quyết định số 03 thể hiện Quyết định được ban hành bởi một HĐXX với đầy đủ các thành phần. Trước đó, ông Bắc và hai luật sư không nhận được giấy triệu tập của Tòa án, do đó không tham gia phiên tòa. Như vậy, việc thẩm phán Lương Đức Long tựȠdựng nên một phiên tòa, với HĐXX “ ma ” có đầy đủ thành phần , vụ án mới chưa thụ lý đã vội đưa vào quyết định để tự ra quyết định xét xử là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng có dấu hiệu cấu thành “Tội ra quyết định trái pháp luật” được quy định tại Điều 296 Bộ luật hình sự. Ngoài ra trong quá trình giải quyết vụ án , thẩm phán Lương Đức Long còn mắc nhiều vi phạm khác trong việc ban hˠnh các văn bản tố tụng. Nhưng trong Thông báo giải quyết tố cáo, TAND tình Thái Nguyên chỉ thừa nhận một số sai phạm quá rõ của thẩm phán Long nhưng lại chỉ nêu là “sẽ yêu cầu thẩm phán Long kiểm điểm”, thực chất không có một kết luận chính thức nào kết luận hành vi của thẩm phán Long và biện pháp xử lý ra sao điều đó thể hiện TAND tỉnh Thái Nguɹên còn dung túng bao che cho những sai phạm của cấp dưới . Ngoài ra, việc giải quyết tố cáo, kiến nghị của luật sư, TAND tỉnh Thái nguyên không thực hiện đúng quy định của luật Tố tụng hành chính và Luật Tố cáo. Điều 260 Luật Tố tụng hành chính quy định: “Thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo được thực hiện theo quy định của chương này và các quy định khác của pháp luật về khiếu nại, tố cáo không trái với quy định của chương này”. Do vậy, TAND tỉnh phải thực hiện các quy định của Luật tố cáo giao trách nhiệm cho người xác minh tố cáo bằng văn bản,TAND tỉnh không ra Kết luận nội dung tố cáo như quy định tại Điều 24 Luật Tố cáo mà chỉ ra Thông báo với những nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật. |
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Anh Thế