Bài 54:

Vụ cổ phần hóa HACINCO: Giám đốc chồng chất sai phạm, nhà đầu tư "cạn nước mắt"!

(Dân trí) - “Vụ việc cổ phần hóa HACINCO có lẽ là một vụ việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước tai tiếng kéo dài chưa có tiền lệ trong lịch sử. Các nhà đầu tư đã mua cổ phần hợp pháp tại HACINCO là những người chịu thiệt thòi lớn nhất và trực tiếp nhất. Nguyên nhân xuất phát từ những sai phạm chồng chất của giám đốc doanh nghiệp này”, luật sư Phạm Quang Biên nhận định.

Trở lại với vụ việc cổ phần hóa Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội (HACINCO), như Báo Điện tử Dân trí đã đưa tin, HACINCO được cho phép cổ phần hóa từ năm 2004 theo Quyết định số 7252/QĐ-UB ngày 29/10/2004 của UBND TP Hà Nội, thế nhưng đến thời điểm hiện tại, đã hơn một thập kỷ trôi qua, quá trình cổ phần hóa HACINCO vẫn chưa thể hoàn tất. Quá trình cổ phần hóa kéo dài không chỉ xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư đã mua cổ phần tại HACINCO từ hơn mười năm trước mà còn tạo ra hình ảnh xấu trong mắt các nhà đầu tư khác về chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước của Đảng và Nhà nước ta.


Vụ cổ phần hóa tại Công ty HACINCO kéo dài hơn 10 năm khiến các nhà đầu tư hợp pháp cạn nước mắt.

Vụ cổ phần hóa tại Công ty HACINCO kéo dài hơn 10 năm khiến các nhà đầu tư hợp pháp "cạn nước mắt".

Liên quan đến vụ việc này, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với Luật sư Phạm Quang Biên - Giám đốc Hãng Luật IMC để làm rõ các khía cạnh pháp lý.

PV: Luật sư có nhận định như thế nào về vụ việc cổ phần hóa HACINCO và nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp này?

Luật sư Phạm Quang Biên: Vụ việc cổ phần hóa HACINCO có lẽ là một vụ việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước kéo dài chưa có tiền lệ trong lịch sử cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Các nhà đầu tư đã mua cổ phần hợp pháp tại HACINCO là những người chịu thiệt thòi lớn nhất và trực tiếp nhất từ sự kéo dài của quá trình cổ phần hóa này bởi họ đã đầu tiên số tiền mồ hôi, nước mắt của mình vào HACINCO để trở thành cổ đông thế nhưng hiện nay vẫn chưa được chạm tay vào bất cứ quyền lợi nào tại doanh nghiệp này.

Nói về việc phải cổ phần hóa dứt điểm HACINCO thì lại phải nói về nguyên nhân dẫn đến quá trình cổ phần hóa kéo dài, từ đó mới có thể tìm ra giải pháp để nhanh chóng hoàn tất cổ phần hóa HACINCO.

Theo tôi, nguyên nhân mấu chốt khiến cho quá trình cổ phần hóa HACINCO kéo dài là do những sai phạm của HACINCO trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, cụ thể: sai phạm trong quá trình chuyển nợ thành vốn góp và quá trình thu tiền bán đấu giá cổ phần tại HACINCO; sai phạm trong việc tính toán số cổ phần ưu đãi cho người lao động; sai phạm trong quá trình tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất của HACINCO…


Luật sư Phạm Quang Biên - Giám đốc Hãng Luật IMC cho rằng nguyên nhân sự việc xuất phát từ những sai phạm chồng chất của giám đốc doanh nghiệp này.

Luật sư Phạm Quang Biên - Giám đốc Hãng Luật IMC cho rằng nguyên nhân sự việc xuất phát từ những sai phạm chồng chất của giám đốc doanh nghiệp này.

Các sai phạm này của HACINCO đã được rất nhiều cơ quan chuyên môn khẳng định tại các văn bản như: Báo cáo số 5494/UBND-CN của UBND thành phố Hà Nội gửi đồng chí Phạm Quang Nghị - Bí thư Thành ủy Hà Nội báo cáo việc thực hiện cổ phần HACINCO ngày 24/11/2006; Báo cáo số 847/BC-STC/TCDN ngày 20/3/2006 của Sở Tài Chính thành phố Hà Nội gửi UBND TP Hà Nội về quá trình cổ phần hóa HACINCO… và được Công an thành phố Hà Nội kết luận tại Báo cáo số 07CV/CAHN(PC15) ngày 16/01/2007 của Công an thành phố Hà Nội báo cáo về cổ phần hóa tại HACINCO:

Căn cứ vào tài liệu thu thập được, Công an TP nhận xét trong quá trình cổ phần hóa Công ty đầu tư xây dựng số 2 đã có 5 sai phạm chính như sau:

1 /Thực hiện chế độ bán cổ phần ưu đãi…

2/ Thực hiện chuyển nợ thành vốn góp sai quy định…

3/ Việc tổ chức Đại hội cổ đông

4/ Sai phạm của các cơ quan chức năng

5/ Vi phạm của ông Nguyễn Chí Sỹ - Giám đốc Công ty Đầu tư xây dựng số 2…”

Có thể thấy, những sai phạm trong quá trình cổ phần hóa HACINCO là nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp này, đồng thời “do các sai phạm được phát hiện sau khi đã tiến hành cổ đông nên việc khắc phục hậu quả là rất phức tạp” (Báo cáo số 5494/UBND-CN ngày 24/11/2006 của UBND TP Hà Nội) khiến cho quá trình cổ phần hóa vi phạm nghiêm trọng tiến độ cổ phần hóa được quy định tại khoản 1 Mục VIII Thông tư 126/2004 ngày 24/12/2004 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần, làm thất thoát tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, tạo hình ảnh xấu cho các nhà đầu tư và dư luận xã hội đối với chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư đã mua cổ phần hợp pháp tại HACINCO.

Vụ cổ phần hóa HACINCO: Giám đốc chồng chất sai phạm, nhà đầu tư "cạn nước mắt"! - 3

Công ty HACINCO được cho phép cổ phần hóa từ năm 2004 theo Quyết định số 7252/QĐ-UB ngày 29/10/2004 của UBND TP Hà Nội.

Công ty HACINCO được cho phép cổ phần hóa từ năm 2004 theo Quyết định số 7252/QĐ-UB ngày 29/10/2004 của UBND TP Hà Nội.

PV: Theo Luật sư thì ai sẽ phải chịu trách nhiệm đối với những sai phạm trong quá trình cổ phần hóa HACINCO?

Luật sư Phạm Quang Biên: Những sai phạm trong quá trình cổ phần hóa HACINCO đã rất rõ ràng. Hậu quả của việc cổ phần hóa kéo dài hơn một thập kỷ chắc chúng ta đều có thể nhìn thấy khi chứng kiến sự mòn mỏi vô vọng của các nhà đầu tư vừa mất tiền đầu tư vừa ngược xuôi kêu cứu đề nghị được bảo vệ quyền – lợi ích hợp pháp. Dư luận xã hội có lẽ cũng không khỏi ngao ngán theo dõi vụ việc cổ phần hóa chưa biết khi nào sẽ hoàn tất này.

Tôi cho rằng trong khi chúng ta đang hướng đến một xã hội sống và làm việc theo pháp luật thì người làm sai đương nhiên phải chịu trách nhiệm. Về vấn đề chịu trách nhiệm đối với những sai phạm trong quá trình cổ phần hóa HACINCO, tôi đồng ý với quan điểm của Công an thành phố Hà Nội tại Báo cáo số 07/CV/CAHN(PC15) ngày 16/01/2007, cụ thể:

“Đối với những sai phạm trong quá trình tổ chức cổ phần hóa Công ty đầu tư xây dựng số 2, trách nhiệm thuộc về Giám đốc Công ty”.

Cũng cần lưu ý thêm rằng, ngoài việc xử lý chủ thể thực hiện hành vi sai phạm thì các sai phạm phải được khắc phục bằng cách thực hiện theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật và bảo vệ quyền – lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư đã mua cổ phần tại HACINCO.

PV: Vậy cần phải cổ phần hóa HACINCO như thế nào cho đúng luật, thưa Luật sư?

Luật sư Phạm Quang Biên: Như đã phân tích ở trên, những sai phạm của HACINCO trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp đã dẫn đến sự chậm trễ trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp này. Ngoài việc xử lý các chủ thể có sai phạm thì việc hoàn tất cổ phần hóa HACINCO theo đúng quy định pháp luật, loại bỏ các sai phạm của doanh nghiệp mới là chìa khóa để giải quyết dứt điểm vụ việc này và nhận được sự đồng tình từ phía các nhà đầu tư hợp pháp.

Vụ cổ phần hóa HACINCO: Giám đốc chồng chất sai phạm, nhà đầu tư "cạn nước mắt"! - 5
Vụ cổ phần hóa HACINCO: Giám đốc chồng chất sai phạm, nhà đầu tư "cạn nước mắt"! - 6

Công an TP Hà Nội chỉ rõ hàng loạt sai phạm của ông Nguyễn Chí Sỹ, Giám đốc Công ty HACINCO.

Công an TP Hà Nội chỉ rõ hàng loạt sai phạm của ông Nguyễn Chí Sỹ, Giám đốc Công ty HACINCO.

Trong trường hợp của HACINCO, toàn bộ số cổ phần được chào bán sai quy định pháp luật trong quá trình cổ phần hóa HACINCO phải được coi là cổ phần chưa bán hết và được xử lý theo quy định tại điểm 6.1 phần B, mục V Thông tư 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển Công ty nhà nước thành Công ty cổ phần: “Trường hợp nhà đầu tư (bao gồm cả người lao động và nhà đầu tư chiến lược) không mua hết thì số cổ phần còn lại sẽ được bán tiếp cho các nhà đầu tư tham gia đấu giá…”. Trong trường hợp các nhà đầu tư tham gia đấu giá không mua hết số cổ phần bán ra thì thực hiện điều chỉnh quy mô vốn điều lệ và vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại điểm 6.2 phần B, mục V Thông tư 126/2004/TT-BTC nêu trên.

Theo đó, cần xem xét, điều chỉnh giảm vốn điều lệ của HACINCO về tỷ lệ vốn thực góp của các nhà đầu tư hợp pháp cụ thể như sau:

Tổng vốn điều lệ: 27.514.101.111 đồng, trong đó:

+ Vốn góp của Nhà nước: 4.553.600.000 đồng; tương ứng 16,55 % vốn điều lệ;

+ Vốn góp của cổ đông trong doanh nghiệp mua theo giá ưu đãi: 1.889.790.000 đồng, tương ứng 6.87 % vốn điều lệ;

+ Vốn của cổ đông mua đấu giá trên sàn giao dịch: 21.070.711.111 đồng, tương ứng 76,58 % vốn điều lệ.

Sau khi xử lý kết quả bán cổ phần đúng theo quy định pháp luật, UBND TP Hà Nội sẽ ban hành quyết định điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn điều lệ, làm cơ sở để HACINCO tổ chức Đại hội cổ đông theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và ra Quyết định công nhận HACINCO trở thành Công ty cổ phần.

Xin cảm ơn luật sư!

Anh Thế