Tư vấn pháp luật:

Vô cớ cho nhân viên nghỉ việc có vi phạm luật lao động không?

(Dân trí) - Tôi được ký hợp đồng lao động từ 1/4/2011 đến 1/4/2012. Thực chất, tôi làm việc không có hợp đồng từ tháng 1/2011. Tháng 11/2011, tôi xin nghỉ vài ngày làm đám cưới. Sau đó, công ty cho tôi nghỉ việc mà không tuyên bố lý do. Như vậy có phạm luật không?

(Nguyễn Thị Minh Trà, Hải Châu, Đà Nẵng, Email:minhtra_ru@yahoo.com).

Vô cớ cho nhân viên nghỉ việc có vi phạm luật lao động không?

Ảnh minh họa
Trả lời:

Căn cứ chấm dứt hợp đối với vợ chồng chị Công ty phải tuân theo quy định tại khoản 1 điều 38 Bộ luật lao động năm 1994 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007 quy định:

 “Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;

b) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật  này;

c) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động;

d) Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động”.

Ngoài ra Công ty phải trao đổi nhất trí với ban chấp hành công đoàn cơ sở và phải báo trước ít nhất 30 ngày làm việc cho người lao động.

Ngày 30/11/2011 Giám đốc Công ty gọi vợ chồng chị lên cho nghỉ từ ngày 01/12/2011 mà không có lý do là trái với quy định của pháp luật.

Căn cứ khoản 3 Điều 111 Bộ luật lao động năm 1994 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007 quy định:

Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động

Trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, người lao động nữ được tạm hoãn việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, kéo dài thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động."

Với các thông tin chị cung cấp thì việc Công ty chấm dứt hợp đồng lao động với chị là trái với quy định của pháp luật.

 Chị và chồng chị phải làm đơn khởi kiện tranh chấp việc chấm dứt hợp đồng, mỗi người làm một đơn khởi kiện riêng đến Tòa án Nhân dân quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng để được giải quyết. Thời hiệu khởi kiện vụ án của chị là 01 năm kể từ thời điểm chị nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng (ngày 01/12/2012)

Chị muốn yêu cầu Công ty bồi thường tiền lương những tháng không được làm việc còn lại theo hợp đồng lao động và được hưởng trợ cấp tới khi con được 12 tháng tuổi sẽ không được Tòa án chấp nhận vì không đúng quy định của luật.

Căn cứ khoản 1 Điều 41 Bộ luật lao động quy định:

 “Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).       

Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này, người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật này.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này và trợ cấp quy định tại Điều 42 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động”.

Như vậy, nếu Công ty chấm dứt hợp đồng trái quy định pháp luật với chị , Tòa án sẽ buộc Công ty phải nhận chị trở lại làm việc và bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày người lao động không được  làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

Chồng chị cũng có quyền lợi như trường hợp của chị.


Luật sư Vũ Hải Lý

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT

Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

Tư vấn tổng đài 04 -1088 phím số 4 -4 hoặc phím 4-5

Điện thoại: 04 3 747 8888 – Fax: 04 3 747 3966

Hot-line: 093 366 8166

Email: info@luatdaiviet.vn

Website: http://www.luatdaiviet.vn

Ban Bạn đọc