Hà Nam:

UBND TP Phủ Lý bị tố "nhập nhèm" giá đền bù khi thu hồi đất của dân

(Dân trí) - Quy hơn 500m2 đất của người dân vào diện đất lấn chiếm, UBND TP Phủ Lý ra quyết định thu hồi nhưng không được bồi thường về đất mà chỉ xem xét hỗ trợ công sức cải tạo đất. Tuy nhiên, người dân phản đối kịch liệt khẳng định đây là phần đất được giao sử dụng từ trước đó hàng chục năm.

Trong đơn kêu cứu khẩn cấp của bà Nguyễn Thị Oanh (SN 1958), trú tại Tổ 8, phường Quang Trung - TP Phủ Lý (Hà Nam) phản ánh việc UBND TP Phủ Lý khi tiến hành thu hồi đất của gia đình bà để xây dựng cầu Phù Vân (giai đoạn 1 tại phường Quang Trung) đã vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất cũng như bồi thường giải phóng mặt bằng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền - lợi ích hợɰ pháp của gia đình bà.

Đơn kêu cứu phản ánh, toàn bộ quyền sử dụng diện tích đất 1312,2m2 có nguồn gốc đất từ ɮhững năm 1960, thuộc quyền sở hữu của bố mẹ bà Oanh là cụ Nguyễn Hà Nhi và cụ Lê Thị Phê. Trước năm 1960, gia đình cụ Nhi sinh sống tại xóm Cảnh Tuần, thôn Lạc Tràng, xã Lam Hạ, huyện Duy Tiên, Hà Nam. Đến năm 1960 do nhà nước làm cống Phủ Lý phải thu hồi đất này nên gia đình hai cụ được chuyển đến xóm Thắng  Lợi, thôn Lạc Tràng, huyện Duy Tiên (di chuyển cùng gia đình cụ Nhi còn có 20 hộ khác nữa). Khi đến nơi ở mới, gia đình cụ Nhi được chính quyền địa phương cấp cho diện tích đất 1312,2m2 để làm nơi sinh sống. Năm 1978 diện tích này được thể hiện trên Bản đ đo đạc với thửa số 359 t ao và đất ruộng) có diện tích 767m2 và thửa số 360 ất ở) có diện tích 545,2m2, do chủ hộ là cụ Nguyễn Hà Nhi đứng tên. <ȯspan>

UBND TP Phủ Lý bị tố nhập nhèm giá đền bù khi thu hồi đất của dân
Thông báo thu hồi đất gia đình ông bà Nguyễn Hà Nhi của UBND TP Phủ Lý do Phó chủ tịch Đào Xuân Ngữ ký. 

Tuy nhiên, đến năm 1986, xã Lam Hạ tiến hành tu chỉnh, ȑo đạc lập lại bản đồ, không biết vì nhầm lẫn hay vì lí do nào khác mà cán bộ địa chính lại tự ý ghi phần diện tích đất thuộc thửa số 360 là đất mạ, thuộc sự quản lí của Hợp tác xã, nhưng gia đình bà Oanh không hề được biết việc làm này.

ȍ

N<ȯspan>ăm 2004, cụ Nhi đã làm thủ tục xin cấp GCNQSDĐ cho diện tích của cả hai thửa đất trên. Tuy nhiên, UBND thành phố Phủ Lý chỉ cấp GCN QSDĐ cho thửa đất số 359 (cũ) chứ không cấp cho phần diện tích thuộc thửa số 360 ɶì cho rằng diện tích đất này là đất lấn chiếm. Không đồng ý với Quyết định này nên gia đình bà Oanh Ȋđã không nhận GCNQSDĐ (GCNQSDĐ này hiện vẫn do ban đa chính phường giữ).

Và mặc dù cho rằng gia đình bà Oanh đã lấn chiếm 545,2m2 đất nhưng sau đó, UBND thành phố Phủ Lý không có bất cứ quyết định thu hồi hay bất cứ văn bản nào xử phạt hành chính về việc “lấn chiếm” này. Bản thân gia đình bà Oanhã xây dựng nhà cấp 4, đnh cư và sinh sống ổn định trên thửa số 360, đưc UBND phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý xác nhận là không có tranh chấp với bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Sau khi bố mẹ bà Oanh qua đời, toàn bộ phần diện tích đất 1.312,2m2 nói trên do các anh, chị, em bà Oanh cùng quản lý, sử dụng.

Ngày 29/9/2009 UBND thành phố Phủ Lý có Quyết định số 1019/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án bi thưng GPMB và giao đất cho Sở GTVT Hà Nam để xây dựng cầu Phù Vân (giai đoạn 1 tại phường Quang Trung). Sau đó, ngày 28/10/2009, UBND thành phố Phủ Lý ban hành Quyết định số 1188/22/QĐ -UBND thu hi đất của gia đình bà OanhȠtại phường Quang Trung với diện tích bị thu hồi là 1312,2m2(trong đó: 205m2 đ<ȯspan>ất thổ cư, 562m2 đt vườn; 233,9m<ɳup>2 đt vườn và 311,3m2 đất ao). Trong phươnɧ án bi thường kèm theo quyết định thu hồi, Ban bồi thường GPMB dựa vào bản đồ chỉnh lí biến đng đt năm 2001 xác định gia đình Oanh đã lấn chiếm diện tích 545,1m2 đất mạ nên không được bồi thường về đất mà chỉ xem xét hỗ trợ công sức cải tạo đt. Do không đồng ý với phương án đền bù trên nên gia đình bà Oanh đã không đồng ý gɩao đất cho Ban GPMB.

Thông báo chi trả tiền bồi thường diện tích đất bị thu hồi của UBND TP Phủ Lý.
Thông báo chi trả tiền bồi thường diện tích đất bị thu hồi của UBND TP Phủ Lý.

Sau đó, ông Nguyễn Đức Quảng (là con trai cụ Nhi) đã có đơn khiếu nại gửi đến UBND thành phố Phủ Lý đề nghị xem xét việc bồi thưng không đúng với diện tích đất thu hồi theo quyết định, như đã không được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, thậm chí còn ra Quyết định xửȠphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đt đai về hành vi không giao đất đúng thời hạn cho cơ quan nhà nư<ȯspan>ớc có thẩm quyền và Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với gia đìnhȠbà Oanh.

Do vậy, bà Oanh đã đại diện cho các anh chị em trong gia đình gửi đơn khởi kiện đến TAND thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết theo đúng quy định pháp luật để đảm bảo quyền, lợi íchȠhợp pháp cho gia đình bà. Tuy nhiên, trong phiên xét xử sơ thẩm yêu cầu của bà Oanh đã không được Hội đồng xét xử xem xét, chấp thuận.

Đơn kêu cȼspan style="font-size:13.0pt;line-height:115%;font-family:"Times New Roman","serif"; mso-ansi-language:EN-US">ứu khẳng định, trong quá trình thu hồi đất, UBND thành phố Phủ Lý đã thực hiện việc thu hồi đất và bồi thường không ȑúng với các quy định của pháp luật, dẫn đến việc xử phạt vi phạm hành chính với lý do gia đình không giao đất là không có căn cứ pháp lý, bởi các lẽ:

Thứ nhất, sai phạm về thẩm quyền ban hành Quyết định 1188/22/QĐ-UBND

Theo quy định tại Điều 37 và Điều 44 Luật đất đai năm 2003 thì người đại diện hợp pháp của UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh là Chủ tịch UBND mới là người có quyền ban hành Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất; các việc liên quan đến lĩnh vực này không được ủy quyền. Thế nhưng trong Quyết định thu hồi đất số 1188/22/QĐ-UBND, Phó chủ tịch Đặng Xuân Ngữ là người ký thay chủ tịch ban hành quyết định này. Việc làm này là trái với quy định của pháp luật dẫn đến sự vô hiệu của Quyết định số 1188/22/QĐ-UBND nói trên.

Thứ hai, sai phạm về phương án bồi thường giải phónɧ mặt bằng

Theo phản ánh tại Đơn kêu cứu khẩn cấp, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng đã không xem xét đến nguồn gốc diện tích đất cũng như đã áp dụng Bản đ địa chínɨ không thống nhất đ làm căn cứ bồi thưȼ/span>ờng, dẫn đến việc xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi ích hợp pháp của bà và các thành viên khác trong gia đình ɢà.

Việc xử phạt hành chính về lĩnh vực đất đai của UBND TP Phủ Lý cũng bị người dân phản ứng.
Việc xử phạt hành chính về lĩnh vực đất đai của UBND ɔP Phủ Lý cũng bị người dân phản ứng.
Việc xử phạt hành chính về lĩnh vực đất đai củɡ UBND TP Phủ Lý cũng bị người dân phản ứng.

Thứ ba, nội dung Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 1383/3/QĐ-UBND hoàn toàn không tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật

Gia đình bà Oanh có ȱ1 anh chị em đang quản lý và sử dụng 02 thửa đất với diện tích 1312,2m2. Thế nhưng ông Chủ tịch UBND thành phố Phủ Lý đã ra Quyết định xử phạt 3 anh em gồm bà Oanh, ông Quảng và ông Du, về hành vi không giao đất đúng tɨời hạn, trong đó ông Du bị xử phạt theo Quyết định số 1383/2/QĐ-UBND còn bà Oanh và ông Quảng bị xử phạt theo Quyết định 1383/3/QĐ-UBND.

Điều này cho thấy sự  vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà cụ thể đã vi phạm khoản 4 Điȼ/span>ều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, theo đó trong trường hợp UBND thành phố Phủ Lý xác định cả bà Oanh vˠ ông Quảng đều có hành vi vi phạm các quy định trong lĩnh vực đất đai thì phải ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính riênɧ đối với từng người chứ không thể xử phạt chung trong cùng một quyết định như trong Quyết định số 1383ȯ3/QĐ-UBND. Việc xử phạt hai người trong cùng một quyết định là trái với các quy định của pháp luật do đó quyết định này phải được hủy bỏ.

Hơn nữa, thửa đất có diện tích 1.312,2m2 là di sản thừa kế của cụ Nhi, cụ Phê để lại cho các con và những người con này chưa hề có thỏa thuận về việc chia thừa kế diện tích đất trên. Do vậy, mỗi người trong các đồng thừa kế đều không có quyền quyết định bàn giao đất cho UBND thành phố Phủ Lý vì việc bàn giao đất cần phải có sự tɨống nhất của các thành viên trong gia đình. Vì vậy nên việc Chủ tịch UBND thành phố Phủ Lý ban hành các quyết định xử phạt nói trên là hoàn toàn không có căn cứ pháp lý và hai quyết định này phải được hủy bỏ để đảm bảo quyền và lợɩ ích của tất cả những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trao đổi với nhóm PV Dân trí về những vấn đề liên quan dưới góc độ pháp lý, luật sư Trương Quốc Hòe - trưởng VPLS Interla, Đoàn lut sư TP Hà Nội cho rằng, khi thu hồi đất và tiến hành xây dựng phương án bi thường giải phóng mặt bằng mà không xem xét đến nguồn gốc diện tích đấtȠbị thu hồi sẽ dẫn đến việc xâm hại nghiêm trọng quyền - lợi ích hợp pháp của người dân.

Luật sư Hòe khẳng định, trong vụ án này, xét về nguồn gốc thì hai thửa đất số 359 và 360 của tờ bản đồ số 03 là đất tái đị<ȯspan>nh cư mà gia đình cụ Nhi đã được cấp sau khi phải di dời khỏi nơi ở cũ để làm cống Phủ Lý cùng với 20 hộ dân khác. Hiện nay người kí quyết định giao đất cho gia đình cụ Nhi và 20 hộ dân thời đó là cụ Bạch Văn Xiêm (chủ nhiệm HTX Thắng Lợi trong giai đoạn 1960-1970) vẫn còn sống và đã có văn bản làm chứng xác nhận việc giao đất nói trên. Trưc khi đư<ɳpan style="font-size:13.0pt;line-height:115%;font-family:"Times New Roman","serif"; mso-ansi-language:EN-US">ợc công nhận là gia đình cách mạng, gia đình bà Oanh vẫn nộp thuế đất đầy đủ cho toàn bộ diện tích này.

Thế nhưng, năm 2004 khi chính quyền thực hiện việc cấp GCNQSDĐ, gia đình bà Oanh đã không đư<ɳpan style="font-size:13.0pt;line-height:115%;font-family:"Times New Roman","serif"; mso-ansi-language:EN-US">ợc cấp GCNQSDĐ cho toàn bộ diện tích đang sử dụng mà chỉ được cấp với diện tích là 767m2 (545,2m2 không được cấp GCNQSDĐ). Bên cạnh đó, mc dù gia đình đã khiếu nại về việc cấp GCNQSDĐ không đúng với quy định của pháp luật nhưng vn không được cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết và gia đȼspan style="font-size:13.0pt;line-height:115%;font-family:"Times New Roman","serif"; mso-ansi-language:EN-US">ình cũng không nhận được bất kỳ quyết định nào về việc xử lý hoặc thu hồi phần đt không được cấp GCNQSDĐ trên.

Một điểm khó hiểu nữa là UBND thành phố Phủ Lý đã áp dụng không thống nhất Bản đồ địa chính qua các thời kỳ, dẫn đến việc xácȠđịnh sai nguồn gốc đất, làm sai lệch phương án bi thường khi thu hồi đất của gia đình bà Oanh.

Cụ thể, tại Quyết định thu hồi đất số 1188/22/QĐ-UBND của chủ tịch UBND thành phố Phủ Lý ban hành ngày Ȋ28/10/2009 áp dụng đối với diện tích đất 1312,2m2 thuộc thửa số 67, tờ bản đồ số 27 được lập nămȠ2001, chỉnh lý năm 2004. Trong bản đồ này, chủ sử dụng đt đúng tên vẫn là cụ Nguyễn Hà Nhi và nếu áp dụng tờ bản đồ trên cùng với Hồ sơ kĩ thɵật thửa đt được lập năm 1998 đ lên phương án bi thường thì gia đìnɨ bà Oanh hoàn toàn đ điều kiện được bồi thưng đối với toàn bộ diện tích 1312,2m2.

Luật sư Hòe khẳng ȑịnh, việc UBND thành phố Phủ Lý cho rằng việc một phần diện tích đất mà gia đình bà Oanh hiện đang quản lý sử dụng là đất lấn chiếm là không có căn cứchưa đúng với quy định của pháp luật.

Báo Dâɮ trí kính đề nghị UBND tỉnh Hà Nam; UBND TP Phủ Lý xem xét và giải quyết khiếu nại của người dân để đảm bảo tốt nhất quyền - lợi ích hợp pháp cho người bị thu hồi đất trong dự án xây dựng cầu Phù Vân theo đúng quy địnhȠcủa pháp luật.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.

Anh Thế

 

&nbsɰ;