Bài 6:

Từ nạn nhân bị chiếm đất thành bị can: Điểm mâu thuẫn bất thường trong vụ án

(Dân trí) - Trong cùng một vụ việc, cùng hồ sơ, tài liệu, cả 3 lần kết luận điều tra, cơ quan CSĐT công an huyện Gia Lâm đều khẳng định vợ chồng bà Mai Anh phải chịu trách nhiệm về số tài sản bị phá hủy với trị giá gần 50 triệu đồng, nhưng VKSND cùng cấp khẳng định trị giá chỉ có 3 triệu đồng. Vậy đâu là nguyên nhân?

Dù đã báo trước việc phá nhà của mình, vẫn bị khởi tố !?

Theo Đơn kêu cứu khấp cấp của bà Trần Thị Mai Anh, do làm ăn thua lỗ, để tạm lánh mặt các chủ nợ, theo gợi ý của bà Nguyễn Thị Thúy Vân (lúc đó là bạn thân của nhau), vợ chồng bà Mai Anh (bà Trần Thị Mai Anh, ông Hoàng Công Đức) đã nhờ vợ chồng bà Vân (ông Đinh Tiến Côn và bà Nguyễn Thị Thúy Vân) giúp trông nom và quản lý tài sản trên diện tích đất tại Bến Lời, xã Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội.

Để thực hiện việc này, tháng 11/2011, bà Mai Anh đã làm “Giấy chuyển nhượng bãi” cho ông Đinh Tiến Côn với mục đích để các chủ nợ đỡ đe dọa, quấy rầy. Vì vậy, trong giấy chuyển nhượng này, hai bên không đề cập đến số tiền mua bán.


Khi Cty Đức Anh phá nhà của mình, bà Vân lại tố cáo tài sản của mình bị hủy hoại.

Khi Cty Đức Anh phá nhà của mình, bà Vân lại tố cáo tài sản của mình bị hủy hoại.

Đến khi được sự đồng thuận của các chủ nợ để bà Mai Anh tiếp tục kinh doanh để lấy tiền trả nợ, đầu năm 2015, bà Mai Anh gặp vợ chồng ông Côn, bà Vân trao đổi: Hoặc trả lại bến bãi hoặc hai bên cùng hợp tác đầu tư. Thì bất ngờ, vợ chồng ông Côn, bà Vân lại cho rằng bến bãi, các phương tiện là tài sản của họ. Vụ việc bắt đầu nảy sinh từ đây.

Đơn thư cho biết: Vì không thể thỏa thuận được việc lấy lại bến Lời, ngày 5/7/2015, Cty Anh Đức (Cty của vợ chồng bà Mai Anh) làm đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của vợ chồng ông Côn, bà Vân.

Nhằm bảo vệ tài sản chính đáng của mình, lần lượt các ngày 21 và 24/9/2015 Công ty Đức Anh có công văn gửi tới công an huyện Gia Lâm và công an xã Đặng Xá thông báo về các biện pháp bảo vệ tài sản của Cty. Do không có sự hồi đáp, tiếp đó, ngày 24/10, Công ty Anh Đức có Công văn số 2410 gửi các cơ quan chức năng từ thôn, xã cho tới huyện Gia Lâm và ông Côn, bà Vân với nội dung: “Chúng tôi yêu cầu ông Đinh Tiến Côn và bà Nguyễn Thị Thúy Vân trước ngày 25/10/2015: Chấm dứt ngay việc cử những người không có đăng ký tạm trú, tạm vắng tạm trú tại xã Đặng Xá đến sinh hoạt tại bến Lời; … Hết thời hạn nêu trên chúng tôi buộc phải xử dụng biện pháp cương quyết để bảo vệ quyền lợi và uy tín của Công ty Đức Anh và ông bà chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi sự chậm trễ gây thiệt hại cho các bên.”

Tuy nhiên, những yêu cầu của Công ty Đức Anh đều không được vợ chồng ông Côn, bà Vân chấp nhận và các cơ quan chức năng cũng không có động thái nào. Ngày 18/11, Cty Đức Anh có công văn thông báo về việc phá dỡ, giải phóng mặt bằng đến công an huyện Gia Lâm, UBND, công an xã Đặng Xá và vợ chồng ông Côn, bà Vân.

Một lần nữa, không có cơ quan chức năng nào phản hồi. 14 giờ ngày 24/11/2015, Công ty Đức Anh mới cho người đến phá dỡ ngôi nhà tạm do Công ty của mình xây trên đất của Công ty An Thịnh.


Cơ quan CSĐT khẳng định tổng thiệt hại trị giá gần 50 triệu đồng.

Cơ quan CSĐT khẳng định tổng thiệt hại trị giá gần 50 triệu đồng.


Trong khi đó, VKSND khẳng định thiệt hại chỉ có 3 triệu đồng.

Trong khi đó, VKSND khẳng định thiệt hại chỉ có 3 triệu đồng.

Dù các cơ quan chức năng không trả lời công văn nêu trên của Công ty Đức Anh, vợ chồng ông bà Vân, Côn cũng không chịu chuyển tài sản ra khỏi ngôi nhà của vợ chồng bà Mai Anh, nhưng khi Công ty Đức Anh cho phá ngôi nhà đó thì đó công an huyện Gia Lâm đã khởi tố cả 2 vợ chồng bà Mai Anh vì tội hủy hoại tài sản.

Tài sản bị thiệt hại từ gần 50 triệu còn 3 triệu đồng?

Kết luận điều tra số 81 ngày 25.5.2016 của Công an huyện Gia Lâm cho rằng: “cả hai (vợ chồng bà Mai Anh - pv) không cần biết trong nhà lán có tài sản gì của anh Côn nhưng vẫn thực hiện hành vi dùng máy xúc húc, ủi toàn bộ khu nhà lán trong khi tài sản của anh Côn vẫn để trong lán và đang quản lý, đang sử dụng, hành vi của vợ chồng Mai Anh đã gây ra thiệt hại về tài sản của anh Côn để trong nhà lán là 49.590.000 đ (bốn mươi chính triệu, năm trăm chin mươi nghìn đồng)…Vì vậy, toàn bộ số tài sản bị thiệt hại, bị can Mai Anh và bị can Đức phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.”

Tuy nhiên, VKSND huyện Gia Lâm đã hai lần trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra lại. Tuy nhiên, cả 2 lần điều tra bổ sung (ngày 23/8 và ngày 26/10/2016) đều kết luận với cùng nội dung: “giữ nguyên quan điểm theo Bản kết luận điều tra vụ án hình số 81 ngày 25/5/2016 của cơ quan CSĐT huyện Gia Lâm.”


Nhân chứng Nam khẳng định, anh là người mua chiếc bảo ôn cho vợ chồng bà Mai Anh. Hiện chiếc bảo ôn này được cơ quan CSĐT cho rằng của vợ chồng bà Vân.

Nhân chứng Nam khẳng định, anh là người mua chiếc bảo ôn cho vợ chồng bà Mai Anh. Hiện chiếc bảo ôn này được cơ quan CSĐT cho rằng của vợ chồng bà Vân.

Nhưng VKSND huyện lại có quan điểm khác về số tiền thiệt hại. Sau khi phân tích các chứng cứ, các tài liệu, giấy tờ các bên cung cấp, trong cáo trạng của mình, VKSND huyện Gia Lâm đã kết luận: “Tổng giá trị tài sản bị thiệt hại là 3.010.000 (ba triệu không trăm mười nghìn) đồng.”

Như vậy, từ cách đánh giá tài sản của công an huyện Gia Lâm (dù đã 2 lần điều tra bổ sung), tổng tài sản thiệt hại của vợ chồng bà Vân lên tới gần 50 triệu đồng, thì đánh giá của viện kiệm sát chỉ còn 3 triệu đồng. Vậy câu hỏi cần đặt ra: Cùng hồ sơ, tài liệu nhưng đâu là nguyên nhân có sự đánh giá khác biệt như vậy?

Tài sản được cho là của vợ chồng bà Vân bị hủy hoại với giá trị 3 triệu đồng, bao gồm: Một chiếc ti vi 29 inch, một chiếc tủ bảo ôn, một chiếc nắp nhựa của chiếc máy ép hoa quả.

Tuy nhiên, anh Trần Văn Nam, người mua chiếc máy bảo ôn đã gửi văn bản tới các cơ quan tiến hành tố tụng của khẳng định: Anh là mua hộ chiếc máy bảo ôn đó cho vợ chồng bà Mai Anh. Ngoài ra chiếc nắp nhựa của chiếc máy ép hoa quả chỉ được vợ chồng bà Vân đưa cho các điều tra viên sau mấy ngày xảy ra vụ án.

Dân trí sẽ tiếp thông tin vụ việc đến bạn đọc.

Vương Hà